Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 11 (...
- Câu 1 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của nước nào
A. Hà Lan
B. Bồ Đào Nha
C. Mĩ
D. Pháp
- Câu 2 : Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Bài học về công tác tư tưởng.
B. Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông.
C. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Câu 3 : Hội nghị nào của Đảng lần đầu tiên đưa ra vấn đề tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
A. Hội nghị lần thứ 8 (5-1941)
B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản
C. Hội nghị tháng 10-1930
D. Hội nghị tháng 11-1939
- Câu 4 : Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là
A. Nhật đảo chính Pháp làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn có một kẻ thù.
B. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật.
C. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang.
- Câu 5 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Thành lập được đội quân chính trị hùng hậu
B. Chuẩn bị tiền đề cần thiết cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
C. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
D. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lê-nin được phổ biến rộng rãi trong nhân dân
- Câu 6 : Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954).
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
- Câu 7 : Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các đồng minh tại Hội nghị Ianta là
A. Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Câu 8 : Nội dung nào không phải là điểm chung của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
B. Giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối là giai cấp vô sản
C. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
D. Đổ ra đúng thời cơ, ở cả thành thị và nông thôn
- Câu 9 : Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta?
A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949
B. Sự ra đời của khối quân sự Nato
C. Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên
D. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
- Câu 10 : Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đặc biệt”.
B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh đơn phương”.
D. “Chiến tranh cục bộ”.
- Câu 11 : Vì sao nói cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự chuyển biến từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương
B. Kết quả buộc Pháp phải tăng lương 10% và giảm giờ làm
C. Lần đầu tiên đoàn kết đấu tranh vì cách mạng Trung Quốc
D. Đấu tranh có tổ chức, gắn mục tiêu kinh tế với chính trị và đoàn kết quốc tế
- Câu 12 : Cách mạng Tân Hợi có điểm nào giống với Cách mạng Anh năm 1640, Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ năm 1773 và Cách mạng Pháp năm 1789?
A. Là cuộc cách mạng tư sản
B. Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.
D. Đánh đổ giai cấp phong kiến.
- Câu 13 : Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), cho cách mạng Việt Nam hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh quần sự với ngoại giao.
B. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
C. Triệt đế lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
D. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
- Câu 14 : Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đã
A. giữ vững được thành trì, chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ
C. tạo điều kiện thuận lợi để Đảng, Chính phủ tiến hành cải cách ruộng đất
D. bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Câu 15 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất trong khoảng thời gian nào?
A. Trong thập niên 90 của thế kỉ XX
B. Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX
C. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX
D. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950
- Câu 16 : Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 -1973) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là gì?
A. Hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ.
B. Sử dụng trang bị vũ khí của Mỹ.
C. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ.
D. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
- Câu 17 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong những năm 1939 - 1941 là:
A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
B. Lật đồ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
C. Đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do dân chủ.
D. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
- Câu 18 : Một trong những yếu tố tác động đến mức độ giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1945 là
A. Các nước đồng minh đã vào chiếm đóng ở nhiều nước.
B. Nhận thức về vấn đề thời cơ của các nước khác nhau.
C. Điều kiện khách quan ở mỗi nước không giống nhau.
D. Giai cấp vô sản ở một số nước chưa có chính Đảng riêng.
- Câu 19 : Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi tuyên bố độc lập là
A. thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình với tất cả các nước trên thế giới.
B. theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của tất cả các nước.
C. theo đuổi chính sách ngoại giao hiếu chiến, sẵn sàng can thiệp vũ trang vào các nước khác.
D. thi hành chính sách ngoại giao thân thiện và cởi mở với các nước tư bản.
- Câu 20 : Ý nghĩa chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. Thành lập được Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh
B. Đảng Cộng sản Đông Dương được quốc tế Cộng sản công nhận là phân bộ độc lập
C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Đông Dương trong thực tiễn.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác mặt trận
- Câu 21 : Phong trào “vô sản hóa” (1928) có tác dụng gì?
A. Tăng cường số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ.
B. Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào đấu tranh trong nước.
C. Thúc đẩy cuộc đấy tranh của nông dân, tiểu tư sản và công nhân.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 22 : Thủ đoạn thâm độc của Mỹ và cũng là điểm khác trước mà Mỹ đã triển khai khi thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là
A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam
B. Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
D. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của quân đội Mỹ.
- Câu 23 : Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thể hiện ở chỗ
A. Quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
B. Tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
C. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm.
D. Quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5 năm 1975.
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!