- Ôn tập Dao động và sóng điện từ - Đề 1
- Câu 1 : Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L, thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 30m. Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L có mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 40m. Khi mắc nối tiếp tụ C = C1C2/(C1+C2) với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng
A 70 m
B 120 m
C 50 m
D 24 m
- Câu 2 : Mạch dao động có C = 12 nF, L = 6 μH. Do mạch có R = 0,5 nên dao động trong mạch tắt dần. Để duy trì dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0 = 10 V thì phải bổ sung cho mạch năng lượng một công suất là
A 5 mW
B 50 mW
C 25 mW
D 20 mW
- Câu 3 : Dao động điện từ trong mạch LC lý tưởng là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8A. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện bằng - 0,9V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4A Biết độ tự cảm của cuộn dây là L=5μH. Chu kì biến thiên của năng lượng điện trường trong tụ điện bằng
A 62,8 μs
B 31,4 μs
C 15,7 μs
D 20,0 μs
- Câu 4 : Hai tụ mắc nối tiếp gồm C1 = 3C và C2 = 6C Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động E = 3 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Khi dòng điện trong mạch dao động đạt cực đại thì người ta nối tắt 2 cực của tụ C1. Hiệu điện thế cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó bằng
A 1 V.
B 2 V.
C √3 V.
D 3 V.
- Câu 5 : Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1/ π mH và một tụ điện có điện dung C =0,1/π μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số nào sau đây?
A 50Hz.
B 50kHz.
C 50MHz.
D 5000Hz.
- Câu 6 : Trong mạch dao động lý tưởng tụ có điện dung C=2nF. Tại thời điểm t1thì cường độ dòng điện là 5mA, sau đó T/4 hiệu điện thế giữa hai bản tụ là u=10V. Độ tự cảm của cuộn dây là:
A 0,04mH
B 8mH
C 2,5mH
D 1mH
- Câu 7 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 10000 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9C. Khi dòng điện trong mạch là 6.10-6A thì điện tích trên tụ điện là
A 8.10-10C.
B 4.10-10C.
C 6.10-10C.
D 2.10-10C.
- Câu 8 : Một mạch dao động điện từ có điện dung của tụ là C = 4μF. Trong quá trình dao động hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 12V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 9V thì năng lượng từ trường của mạch là
A 2,88.10-4J.
B 1,62.10-4J.
C 1,26.10-4J.
D 4.50.10-4J.
- Câu 9 : Một mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn dây lên 4 lần và thay tụ bằng một tụ khác có điện dung lớn gấp 4 lần thì tần số của mạch dao động sẽ :
A Giảm 16 lần
B Tăng 4 lần
C Tăng 16 lần
D Giảm 4 lần
- Câu 10 : Một mạch dao động gồm tụ điện C=5μF và cuộn dây có độ tự cảm L=50mH, điện trở thuần R=0,05 Ω. Muốn duy trì dao động điều hòa trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ là U0=4V thì phải bổ sung cho mạch một năng lượng có công suất là bao nhiêu?
A 4.10-5 W
B 16.10-5W
C 8.10-5W
D 2.10-5W
- Câu 11 : Mạch dao động LC thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại trên tụ là 12V. Tại thời điểm điện tích trên tụ có giá trị q = 6.10-9C thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i=3 √3 mA. Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH. Tần số góc của mạch là:
A 5.105 rad/s.
B 25.104 rad/s
C 25.105 rad/s.
D 5.104 rad/s.
- Câu 12 : Mạch dao động của một máy phát sóng vô tuyến gồm cuộn cảm và một tụ điện phẳng mà khoảng cách giữa hai bản tụ có thể thay đổi. Khi khoảng cách giữa hai bản tụ là 4,8mm thì máy phát ra sóng có bước sóng 300m, để máy phát ra sóng có bước sóng 240m thì khoảng cách giữa hai bản phải tăng thêm
A 6 mm
B 2,7 mm
C 1,2 mm
D 7,5 mm
- Câu 13 : Cho mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm t1 thì cường độ dòng điện là i1, đến thời điểm \({t_2} = {t_1} + \frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2}\) thì điện áp giữa hai bản tụ là u2 . Ta có mối liên hệ:
A Li1 + Cu2 = 1.
B Li12 = Cu22
C Li12 + Cu22 =1
D Li1 = Cu2
- Câu 14 : Một mạch dao động điện từ có chu kỳ dao động riêng là T, tụ điện phẳng ở giữa hai bản là chân không. Đặt vào giữa hai bản của tụ một lớp điện môi cùng diện tích với hai bản, có hằng số điện môi ε, bề dày bằng một nửa khoảng cách giữa hai bản của tụ điện, để chu kỳ dao động của mạch là T '= √ 5T/2 thì giá trị của ε là
A 5/3.
B 2
C 4/3.
D 3
- Câu 15 : Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ 4π (mA), sau đó khoảng thời gian 3T / 4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn 10-9C. Chu kỳ dao động điện từ của mạch là
A 0,25μs.
B 0,5ms.
C 0,5μs.
D 0,25ms
- Câu 16 : Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L=8.10-4H và tụ điện có điện dung C=4nF. Vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì dao động của mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 12V, người ta phải cung cấp cho mạch một công suất P=0,9mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị:
A 10 Ω.
B 2,5 Ω.
C 5 Ω.
D 1,25 Ω.
- Câu 17 : Tại thời điểm ban đầu, điện tích trên tụ điện của mạch dao động LC có giá trị cực đại qo=10-8C. Thời gian để tụ phóng hết điện tích là 2μs. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là
A 15,71 mA
B 7,85 A
C 7,85 A
D 5,55 mA
- Câu 18 : Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do:
A Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do:
B Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C Hiện tượng tự cảm
D Nguồn điện không đổi tích điện cho tụ điện.
- Câu 19 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ cực đại xuống 0 là 1μs. Tần số dao động của mạch là
A 0,125 MHz.
B 0,25 MHz.
C 1MHz.
D 0,5 MHz.
- Câu 20 : Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần và một tụ điện là tụ xoay Cx. Điện dung của tụ Cx là hàm số bậc nhất của góc xoay. Khi chưa xoay tụ (góc xoay bằng 00) thì mạch thu được sóng có bước sóng 10 m. Khi góc xoay tụ là 450 thì mạch thu được sóng có bước sóng 20 m. Để mạch bắt được sóng có bước sóng 30 m thì phải xoay tụ thêm góc xoay bằng
A 1200.
B 1350.
C 750.
D 900.
- Câu 21 : Một mạch dao động điện từ, điện dung của tụ điện C = 2.10-8 F. Biểu thức năng lượng của cuộn cảm là WL = 10-6sin2(2.106t) J. Xác định cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm năng lượng dao động điện từ trong mạch chia đều cho tụ điện và cuộn cảm?
A 0,238 mA.
B 0,283 mA.
C 0,238 A.
D 0,283 A.
- Câu 22 : Xét điện tích q trên một bản tụ điện và dòng điện i = dq/dt chạy trong cuộn cảm của mạch dao động điện từ tự do gồm một tụ điện C và một cuộn cảm L. Thời điểm đầu t = 0, i = 0 và q = 2.10-8 C. Đến thời điểm t = t1, i = 2,0mA và q = 0. Giá trị nhỏ nhất của t1 là
A 15,5 μs.
B 62,8μs.
C 31,4μs.
D 47,1μs.
- Câu 23 : Mạch dao động gồm: tụ điện 50μF; cuộn dây có độ tự cảm 5,0mH và điện trở 0,10Ω. Muốn duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ bằng 6,0V, người ta bổ sung năng lượng cho mạch nhờ một cái pin. 15,5kJ điện năng dự trữ trong pin sẽ hết sau thời gian
A 10 phút.
B 10 giờ
C 10 ngày
D 10 tuần
- Câu 24 : Một mạch dao động điện từ tự do tần số có thể biến đổi trong khoảng từ 10 MHz đến 160 MHz bằng cách thay đổi khoảng cách giữa hai bản tụ phẳng. Với dải tần số này thì khoảng cách giữa các bản tụ thay đổi
A 256 lần.
B 4 lần
C 160 lần.
D 16 lần.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất