Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và tổng kết lịc...
- Câu 1 : Nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật là
A. do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công
B. do nhu cầu xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc
C. do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người
D. do nhu cầu khám phá thế giới
- Câu 2 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay trải qua mấy giai đoạn phát triển.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 3 : Phát minh quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là
A. máy tính điện tử
B. máy tự động
C. hệ thống máy tự động
D. rô bốt
- Câu 4 : Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật con người cần phải tìm ra những nguồn năng lượng mới ?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió có sẵn trong tự nhiên
B. Nguồn năng lượng nguyên từ ngày càng phổ biến
C. Nguồn năng lượng nguyên tử ngày càng phổ biến
D. Nguồn năng luwonjg thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt
- Câu 5 : Phát minh nào sau đây không thuộc thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay?
A. Máy bay siêu âm không lồ
B. Tàu hỏa tốc độ cao
C. Máy tính điện tử
D. Máy điện tín
- Câu 6 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp là
A. sử dụng phổ biến phân hóa học
B. nông nghiệp được cơ khí hóa, thủy lợi hóa
C. nông nghiệp hữu cơ được phổ biến
D. nhiều quốc gua khắc phục được tình trạng thiếu lương thực, đói ăn kéo dài
- Câu 7 : Quốc gia nào đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Liên Xô
B. Nga
C. Mĩ
D. Nhật Bản
- Câu 8 : Vì sao cách mạng khoa học 0 kĩ thuật để lại những hậy quả tiêu cực?
A. Do năng lượng nguyên tử có sức sát thương lớn
B. Do chiến trang thương xuyên diễn ra
C. Do con người sử dụng chưa đúng các thành tựu
D. Do các thành tựu chưa được hoàn thiện
- Câu 9 : Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX?
A. Có nhiều phát minh quan trọng
B. Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp
C. Nhiều máy móc mới ra đời
D. Nâng cao năng suất lao động
- Câu 10 : Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?
A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”
B. Công nghệ ezim ra đời
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”
- Câu 11 : “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
A. 1947
B. 1961
C. 2000
D. 2003
- Câu 12 : Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng than đá
D. Năng lượng dầu mỏ
- Câu 13 : Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Sáng chế những vật liệu mới
B. Khoa học công nghệ
C. Cuộc “cách mạng xanh”
D. Tạo ra công cụ lao động mới
- Câu 14 : Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?
A. Máy tính điện tử
B. Giải mã bản đồ gen
C. Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính
D. Tìm ra những nguồn năng lượng mới
- Câu 15 : Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?
A. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên
B. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống
C. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống
D. Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên
- Câu 16 : Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Đưa con người bay vào vũ trụ
C. Đưa con người lên mặt trăng
D. Đưa con người lên sao Hỏa
- Câu 17 : Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
A. Sự bùng nổ dân số
B. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên
C. Ô nhiễm môi trường
D. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố
- Câu 18 : Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Trung Quốc
D. Ấn Độ
- Câu 19 : Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại?
A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
D. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
- Câu 20 : Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Ô nhiễm môi trường
B. Tai nạn lao động
C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện
D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt
- Câu 21 : Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến văn minh nhân loại?
A. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp
B. Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp
C. Hoàn thiện nền văn minh nhân loại
D. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp
- Câu 22 : Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
- Câu 23 : Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
- Câu 24 : Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
A. Phạm Tuân
B. Phạm Hùng
C. Phạm Tuyên
D. Phạm Văn Lanh
- Câu 25 : Hội nghị Ianta được triệu tập vào khoảng thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai vào giai đoạn cuối.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất vào giai đoạn cuối.
- Câu 26 : Sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển khi bước sang thế kỉ XXI đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
A. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
B. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.
C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
D. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Câu 27 : Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng, chi phối nền thống trị thế giới.
C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng, chi phối quan hệ quốc tế.
D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Câu 28 : Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới đang được định hình sau khi trật tự Ianta sụp đổ là
A. Đơn cực
B. Hai cực
C. Đa cực
D. Không phân cực
- Câu 29 : Đâu là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia nửa sau thế kỉ XX?
A. Sức mạnh quân sự
B. Sức mạnh khoa học - kĩ thuật
C. Sức mạnh kĩ thuật
D. Sức mạnh chính trị - quân sự
- Câu 30 : Nội dung nào không thuộc chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới
B. Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ
D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
- Câu 31 : Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX là
A. Trật tự 2 cực Ianta
B. Chiến tranh lạnh
C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế
D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập
- Câu 32 : Vì sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển, xác lập vị trí ưu thế
B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
D. Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội
- Câu 33 : Tại sao sau Chiến tranh lạnh ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
A. Chủ nghĩa khủng bố
B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh
D. Sự can thiệp của các nước lớn
- Câu 34 : Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
B. Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
C. Làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng, đa dạng
D. Tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa
- Câu 35 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
B. Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
C. Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa
D. Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô
- Câu 36 : Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các nước lớn
B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia
C. Nguy cơ bị tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc
D. Vấn đề biến đổi khí hậu
- Câu 37 : Chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố có ảnh hưởng gì đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
A. Hình thành thế đối lập giữa chủ nghĩa khủng bố và lực lượng chống khủng bố
B. Tình hình an ninh thế giới bất ổn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
C. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhiều quốc gia bị phá vỡ
D. Cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới được hình thành.
- Câu 38 : Đặc điểm lớn hầu như bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?
A. Thế giới phân chia hai phe: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. Phe tư bản chủ nghĩa chi phối tình hình toàn thế giới.
C. Phe xã hội chủ nghĩa chi phối tình hình thế giới.
D. Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- Câu 39 : Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?
A. Trung Quốc (01/10/1949)
B. Cu Ba (10/01/1959)
C. An-giê-ri (18/03/1962).
D. Ấn Độ (26/11/1950).
- Câu 40 : Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?
A. An-giê-ri.
B. Điện Biên Phủ.
C. Phnôm-pênh (Cam-pu-chia).
D. Viên-Chăn (Lào).
- Câu 41 : Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.
B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.
C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,
D. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.