Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 7 (c...
- Câu 1 : Chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngãi) vào ngày 18/8/1968, chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu, đánh bại quân viễn chính Mĩ.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
C. Quân viễn chính Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
D. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Câu 2 : Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?
A. Chính trị
B. Quân sự
C. Ngoại giao
D. Kinh tế
- Câu 3 : Điểm tương đồng nào dưới đây thể hiện, trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1975 là
A. là các cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ
B. âm mưu dùng người Việt đánh người Việt
C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt
D. sử dụng quân Mĩ, và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt
- Câu 4 : Chỉ ra ý không phản ánh đúng điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975?
A. Là những chiến lược chiến tranh thực dân mới, dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn
B. Nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á
C. Có sự trợ giúp của quân đội các nước đồng minh như Anh, Pháp
D. Đều sử dụng chính sách bình định để chiếm đất giành dân
- Câu 5 : Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Tâm tân xã
C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
D. Cộng sản đoàn
- Câu 6 : Điểm chung trong nguyên nhân làm cho kinh tế phát triển giữa Tây Âu với Mỹ và Nhật Bản là gì?
A. Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh.
B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Người lao động có tay nghề cao.
D. Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.
- Câu 7 : Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
A. Hoạt động phá hoại miền Bắc
B. Tăng cường bắt lính
C. Tăng cường cố vấn Mĩ vào miền Nam
D. Dồn dân lập "Ấp chiến lược"
- Câu 8 : Trong giai đoạn 1950 – 1973, thời kì “phi thực dân hoá” xảy ra ở thuộc địa của những nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp
B. Italia, Anh, Bồ Đào Nha
C. Tây Ban Nha, Cộng hòa liên bang Đức, Mĩ
D. Anh, Pháp, Hà Lan
- Câu 9 : Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000?
A. Hòa Bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới
B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
D. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp
- Câu 10 : Học thuyết nào đánh dấu “sự quay trở về” châu Á của Nhật Bản?
A. Học thuyết Phucuda (do Thủ tướng Phucuda đưa ra năm 1977).
B. Học thuyết Miyadaoa (do Thủ tướng Miyadaoa đưa ra năm 1993)
C. Học thuyết Kaiphu (do Thủ tướng Kaiphu đưa ra năm 1991)
D. Học thuyết Hasimôtô (do Thủ tướng Hasimôtô đưa ra năm 1997)
- Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam?
A. Là lực lượng đông đảo của cách mạng.
B. Bị bần cùng hóa trên quy mô lớn.
C. Chiếm số đông trong xã hội.
D. Có trình độ cao.
- Câu 12 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mặt của cách mạng là
A. Thực hiện người cày có ruộng
B. Đánh đổ phong kiến
C. Giải phóng dân tộc
D. Giải phóng các dân tộc Đông Dương
- Câu 13 : Thắng lợi nào của quân dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa chiến tranh xâm lược trở lại"
A. Thắng lợi ở mùa khô thứ nhất.
B. Thắng lợi ở mùa khô thứ hai.
C. Thắng lợi tại cuộc tiến công chiến lược 1972.
D. Thắng lợi trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
- Câu 14 : Pháp đã dùng thủ đoạn gì để chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì ?
A. Kí hiệp định với nội dung bất bình đẳng với triều đình Huế, trong đó yêu cầu giao nộp ba tỉnh Tây Nam Kì
B. Dùng ưu thế về vũ khí tấn công chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì
C. Ép quan thủ thành nộp thành, không cần sử dụng vũ khí
D. Kết hợp với quân Thanh, gây áp lực buộc triều đình Nguyễn giao nộp ba tỉnh Tây Nam Kì
- Câu 15 : Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế ở Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945) là gì?
A. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân.
B. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
C. Dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ.
D. Sự viện trợ từ bên ngoài.
- Câu 16 : Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng 3-1945 diễn ra khi
A. Nhật đã đầu hàng phe Đông minh
B. Chiến tranh Xô - Đức bùng nổ
C. Quân Đồng minh vào Đông Dương
D. Nhật đang đảo chính Pháp ở Đông Dương.
- Câu 17 : Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Đất nước thanh bình
B. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta
C. Đang bị quân nhà Tống xâm lược
D. Nội bộ triều đình hỗn loạn
- Câu 18 : Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
B. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương.
C. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam.
D. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
- Câu 19 : Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng?
A. 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
B. 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.
D. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (16–5–1955).
- Câu 20 : Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải bao hàm những nhiệm vụ nào
A. Chống sự nhu nhược của triều đình Huế
B. Chống thực dân Pháp xâm lược
C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình
D. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng
- Câu 21 : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4/1949 nhằm mục đích
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
B. Đảm bảo hòa bình và an ninh châu Âu.
C. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Tăng cường sức mạnh kinh tế - chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa
- Câu 22 : Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức
A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu, mới sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.
C. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
D. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
- Câu 23 : Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã làm thất bại âm mưu nào của Pháp?
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “Lấn chiếm từng bước”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
D. “Vết dầu loang”.
- Câu 24 : Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân trong khi tình hình thực hiện Hiệp định Giơnevơ thế nào
A. Pháp chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành hiệp định cho chính quyền Bửu Lộc
B. Pháp đã xúc tiến mọi việc chuẩn bị cho quá trình tổng tuyển cử
C. Pháp chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam – Bắc Việt Nam
D. Mọi điều khoản của Hiệp định đã được thực hiện
- Câu 25 : Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Kông, Ma Cao.
B. Hồng Kông, Đài Loan.
C. Đài Loan, Ma Cao.
D. Hồng Kông, Bành Hổ.
- Câu 26 : Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội nuớc nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Mĩ.
D. Liên Xô.
- Câu 27 : Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là quân đội
A. Mĩ, Liên Xô
B. Mĩ
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Liên Xô.
- Câu 28 : Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhâ và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa của
A. Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
B. Phong trào đòi tự do dân chủ của tiểu tư sản
C. Phong trào vô sản hóa
D. Phong trào công nhân
- Câu 29 : Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc xác định
A. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia cách mạng.
B. Lực lượng nòng cốt của cách mạng.
C. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền.
D. Mối quan hệ cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Câu 30 : Nhận xét nào dưới đây đúng về Phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?
A. Chỉ nhằm vào mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam
B. Giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
C. Chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến
D. Giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam
- Câu 31 : Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh là
A. Phong trào đấu trnah giành độc lập đưa đến sự ra đời của hang loạt các quốc gia XHCN.
B. Sau khi giành độc lập các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì khôi phục kinh tế.
C. Các nước Mĩ Latinh tiếp tục đương đầu với chính sách xâm lược của thực dân Anh.
D. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!