vào khối chuyên vật lý thành phố Hồ Chí Minh - Năm...
- Câu 1 : (2 điểm) Hai quả cân giống nhau bằng kim lọai, mỗi quả cân có khối lượng m = 100g. Để đo nhiêt dung riêng c của mỗi quả cân, người ta thực hiện như sau.Dùng hai bình nhiệt lượng kế A và B giống nhau, mỗi bình có khối lượng mo, nhiệt dung riêng co. Đổ vào bình nhiệt lượng kế A một lượng nước có khối lượng mA = 100g và đổ vào bình nhiệt lượng kế B một lượng nước có khối lượng mB = 200g. Ban đầu nhiệt độ trong mỗi bình là to = 30oC, nhiệt độ mỗi quả cân là t = 100oC. Thả vào mỗi bình một quả cân. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ trong bình A là tA = 35,9oC và nhiệt độ trong bình B là tB = 33,4oC. Bỏ qua sự tỏa nhiệt từ bình nhiệt lượng kế ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của nước là c’ = 4200 J/(kg.K).Tìm c. Quả cân được chế tạo từ một hợp kim gồm hai kim loại là đồng và nhôm. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380 J/(kg.K), nhiệt dung riêng của nhôm là c2 = 880 J/(kg.K). Tìm tỉ số khối lượng của đồng có trong quả cân với khối lượng của quả cân. Cho rằng hợp kim không làm thay đổi nhiệt dung riêng của từng kim loại thành phần trong hợp kim.
- Câu 2 : (2 điểm) Một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Một người có chiều cao 1,6m được coi như vật AB đặt trước thấu kính theo phương vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Đặt một màn ảnh vuông góc với trục chính ở sau thấu kính 42 cm, ta quan sát được ảnh A’B’ của người đó hiện rõ trên màn, ảnh này có chiều cao là 8cm.a) Dùng phép vẽ và phép tính hình học, hãy tìm f.b) Thấu kính nêu trên có bề mặt hình tròn, đường kính bề mặt là MM’. Một chùm tia sáng song song của mặt trời chiếu đến toàn bộ thấu kính theo phương vuông góc với bề mặt của thấu kính. Một màn ảnh đặt sau thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính. Trên màn, ta quan sát được một vết sáng hình tròn có đường kính N1N1’ = 4cm. Dời màn ra xa dần thấu kính một đoạn, vết sáng hình tròn trên màn nhỏ dần và khi mà dời đi được 10 cm so với vị trí ban đầu thì vết sáng hình tròn trên màn có đường kính N2N2’= 2cm. Hãy tìm MM’.
- Câu 3 : (2 điểm)Một mạch điện gồm nguồn điện, điện trở R = 40 và một bộ bóng đèn. Điện trở R và bộ bóng đèn mắc nối tiếp nhau. Hiện điện thế ở hai đầu nguồn điện là U = 4,5 V không đổi. Bộ bóng đèn gồm hai đèn Led giống nhau mắc song song, mỗi đèn có hiệu điện thế định mức Uo = 3 V, công suất định mức Po = 0,045 W. Để các đèn sáng đúng định mức , ngươi ta phải mắc nối tiếp thêm vào trong mạch một điện trở R’.a) Tìm R’.b) Vẫn giữ R và R’ nhưng tháo bỏ mạch một bóng đèn. Công suất tiêu thụ của bóng đèn còn lại trong mạch là bao nhiêu?c) Tháo R khỏi mạch, giữ lại R’ mắc nối tiếp với bộ bóng đèn. Mắc thêm một số bóng đèn vào mạch để tạo thành một bộ bóng đèn gồm x đèn giống nhau mắc song song, mỗi đèn vẫn có hiệu điện thế định mức là 3V, công suất mức là 0,045 W. Tìm x để công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn không thấp hơn công suất định mức.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn