vào chuyên vật lí trường THPT chuyên Lê Quý Đô...
- Câu 1 : Người ta dùng một bếp ga để đun 1 kg nước ở 200C. Khi nước sôi (1000C) thì bình ga nhẹ đi 15 gam. Cho năng suất tỏa nhiệt của ga là 45.106 J/Kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg. độ).a) Tìm hiệu suất của bếp.b) Mang 1 kg nước sôi đổ vào chậu nhôm đang chứa 10 kg nước ở 200C ( nhiệt độ của chậu cũng là 200C). Tìm nhiệt độ của nước trong chậu sau khi có sự cân bằng nhiệt. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J(/kg. độ), chậu nhôm có khối lượng 1kg, bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
- Câu 2 : 1) Một ngôi nhà ở xa đường dây hạ thế 220 V nên công - tơ điện phải đặt ở trụ điện và dùng dây dẫn thẳng đường kính 1 mm dẫn điện vô nhà. Công - tơ cách nhà 150 mét. Tổng công suất các thiết bị tiêu thụ điện của gia đình là 1000 W.a) Tìm điện trở đường dây dẫn biết dây dẫn làm từ chất có điện trở suất 3.10-8 Ω.m.b) Tính cường độ dòng diện trên đường dây và công suất hao phí trên đường dây. Biết hiệu suất truyền tải điện lớn hơn 50%.c) Tính số chỉ điện năng tiêu thụ (theo đơn vị kWh) công – tơ đếm được sau 30 ngày sử dụng. Biết trung bình một ngày gia đình này dùng các thiết bị điện 10 giờ.2) Có hai đèn Đ1 (6V – 3W) và Đ2 (6V - 6W); một nguồn điện có hiệu điện thế 12 V. Một biết trở con chạy loại có 3 chốt cắm dây và có điện trở toàn phần là 20 Ω, với hình dạng như hình. (có thể sử dụng từ 2 đến 3 chốt)a) Hãy vẽ các sơ đồ mạch điện và xác định vị trí con chạy (tỉ số RAC/RCB) trong từng sơ đồ để hai đèn sáng bình thường.b) Trong các sơ đồ, xác định sơ đồ có hiệu suất thắp sáng lớn nhất. Tính hiệu suất lớn nhất đó.
- Câu 3 : 1) Cho một gương phẳng hình vuông cạnh 10cm đặt thẳng đứng trên sàn nhà, mặt phản xạ của gương hướng vào tường và song song với tường và cách tường một khoảng. Trên sàn, sát chân tường, trước gương, trên trung trực của cạnh dưới của gương có một nguồn sáng điểm S.a) Xác định diện tích vệt sáng trên đường do chùm phản xạ tạo nên.b) Cho gương dịch chuyển trên sàn về phía trường theo hướng vuông góc với tường (gương luôn song song với tường). Kích thức vệt sáng thay đổi như thế nào?2) Vật sáng AB cao 1 cm đặt trước thấu kính thì có ảnh A’B’ cao 0,5 cm như hình vẽ.Bằng phép vẽ, xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính. Thấu kính đang dùng là loại thấu kính gì?b) Cho khoảng các AA’ là 45cm. Từ hình vẽ, tìm khoảng cách từ F đến O.c) Dịch chuyển vật AB về phía thấu kính một đoạn 10 cm trong 2 giây. Tìm vận tốc trung bình của ảnh A’B’ trong khoảng thời gian đó.* Chú ý: Học sinh không dùng công thức thấu kính.
- Câu 4 : Cho mạch điện như hình vẽ, R2 - 3Ω. Khi 2 khóa đều ngắt ampe kế chỉ 0,5 A. Khi K1 đóng, K2 ngắt ampe kế chỉ 2 A. Khi K2 đóng, K1 ngắt ampe kế chỉ 1 A. a) Xác định hiệu điện thế giữa hai điểm M, N và tính giá trị các điện trở R1, R3.b) Tháo K1 ra khỏi mạch và ráp và vị trí cũ của nó đèn Đ1 (3V – 3W) và tương tự với K2 cho đèn Đ2 (6V - 3W). Hỏi các đèn sáng thế nào?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn