Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Lê...
- Câu 1 : Quyền của người lao động là gì?
A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.
B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.
C. Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.
D. Cả A, C.
- Câu 2 : Nghĩa vụ của người công dân là ?
A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra
B. Đi làm đúng giờ.
C. Không đánh nhau cãi nhau trong công ty.
D. Cả A,B, C.
- Câu 3 : Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động?
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
- Câu 4 : Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?
A. 15 tuổi.
B. Từ đủ 15 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. Từ đủ 18 tuổi.
- Câu 5 : Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?
A. Lao động.
B. Sản xuất.
C. Hoạt động.
D. Cả A,B, C.
- Câu 6 : Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?
A. Nhân tố quyết định.
B. Là điều kiện.
C. Là tiền đề.
D. Là động lực.
- Câu 7 : Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng về quyền tự do.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- Câu 8 : Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì...............
A. Hôn nhân
B. Hòa giải
C. Li hôn
D. Li thân.
- Câu 9 : Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền.............
A. bình đẳng trong lao động
B. bình đẳng trong kinh doanh
C. bình đẳng trong sản xuất
D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội
- Câu 10 : Chị A muốn nhận B làm con nuôi, theo quy định của pháp luật thì chị A phải thỏa mãn một trong các điều kiện?
A. Chị A phải từ 20 tuổi trở lên.
B. Chị A chỉ cần nộp giấy chứng minh và giấy tờ tùy thân của mình
C. Chị A chỉ cần có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước thì có thể nhận B làm con nuôi
D. Chị A phải từ 22 tuổi trở lên.
- Câu 11 : Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ?
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.
- Câu 12 : Khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,.... theo nguyện vọng và khả năng của mình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây trong gia đình ?
A. Giữa các thành viên.
B. Giữa cha mẹ và con.
C. Giữa các thế hệ.
D. Giữa người lớn và trẻ em.
- Câu 13 : Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng ?
A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt.
B. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau.
C. Người vợ có toàn quyền sử dụng và định đoạt.
D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết.
- Câu 14 : Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
- Câu 15 : Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng?
A. trong tìm kiếm việc làm.
B. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
C. về quyền có việc làm.
D. trong giao kết hợp đồng lao động.
- Câu 16 : Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ”, là thể hiện mối quan hệ?
A. giữa pháp luật với cha mẹ.
B. giữa cha mẹ với xã hội.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa các thế hệ trong gia đình.
- Câu 17 : Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
D. Bình đẳng giữa các thành viên.
- Câu 18 : Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
- Câu 19 : Công ty C và D kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn miền núi nên đều được ưu tiên miễn thuế trong thời gian 2 năm đầu. Việc miễn thuế thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng nghĩa vụ đối với xã hội.
B. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
- Câu 20 : Kinh doanh có thu nhập cao, anh M đã yêu cầu chị L (là vợ anh) phải thôi công tác ở cơ quan để ở nhà chăm sóc chồng con. Hành vi này của anh M là biểu hiện không bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ gia đình.
B. Quan hệ phụ thuộc.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ đạo đức.
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 Chí công vô tư
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 Tự chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 Dân chủ và kỷ luật
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 Hợp tác cùng phát triển
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 Năng động, sáng tạo
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 9 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên