Đề thi thử THPT QG môn Vật lý trường THPT Đồng Đậu...
- Câu 1 : Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát sóng :
A có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.
B có cùng biên độ, có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.
C có cùng tần số, cùng phương truyền.
D có cùng tần số, cùng phương dao động và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.
- Câu 2 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, mốc thế năng được chọn tại vị trí cân bằng của vật nhỏ. Khi gia tốc có độ lớn đang giảm thì đại lượng nào sau đây đang giảm?
A Động năng.
B Thế năng và cơ năng.
C Động năng và cơ năng.
D Thế năng.
- Câu 3 : Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A từ thông cực đại qua mạch.
B từ thông cực tiểu qua mạch.
C điện trở của mạch.
D tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
- Câu 4 : Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A Cô ban và hợp chất của cô ban;
B Sắt và hợp chất của sắt;
C Niken và hợp chất của niken;
D Nhôm và hợp chất của nhôm.
- Câu 5 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là A1 và A2. Biên độ dao động của vật bằng
A $$\sqrt {A_1^2 + A_2^2} $$
B $${A_1} + {A_2}$$
C $${\left( {{A_1} - {A_2}} \right)^2}$$
D $$\left| {{A_1} - {A_2}} \right|$$
- Câu 6 : Khi một chất điểm dao động điều hòa, chuyển động của chất điểm từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động
A chậm dần.
B nhanh dần đều.
C nhanh dần.
D chậm dần đều.
- Câu 7 : Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính
A hội tụ có tiêu cự 50 cm.
B hội tụ có tiêu cự 25 cm.
C phân kì có tiêu cự 25 cm.
D phân kì có tiêu cự 50 cm.
- Câu 8 : Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\sin \left( {5\pi t - {\pi \over 6}} \right)\) (x đo bằng cm, t đo bằng s). Hãy chọn câu trả lời đúng:
A Quãng đường vật đi được trong nửa chu kì bằng 20 cm.
B Tần số dao động bằng 5π rad/s
C Biểu thức vận tốc của vật theo thời gian là \(v = - 50\pi \sin \left( {5\pi t - {\pi \over 6}} \right)\)
D Pha ban đầu của dao động bằng \(\left( {5\pi t - {\pi \over 6}} \right)\,ra{\rm{d}}.\)
- Câu 9 : Một con lắc đơn có chiều dài 56 cm dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2. Chu kì dao động của con lắc
A 2 s
B 2,5 s
C 1 s
D 1,5 s
- Câu 10 : Qua thấu kính hội tụ tiêu cự f, nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật phải đặt cách kính một khoảng
A lớn hơn 2f.
B từ 0 đến f.
C bằng 2f.
D từ f đến 2f
- Câu 11 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình là: x1=4cos10πt(cm); x2=3cos(10πt-π/2)(cm). Dao động tổng hợp của vật có biên độ là
A 5cm.
B 3,5cm.
C 1cm.
D 7cm.
- Câu 12 : Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lo – ren – xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là
A 109 m/s.
B 1,6.109 m/s.
C 1,6.106 m/s.
D 106 m/s.
- Câu 13 : Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm
A 4.10-6 T.
B 3.10-7 T
C 2.10-7/5 T.
D 5.10-7 T.
- Câu 14 : Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5 s. Một con lắc đơn khác có chiều dài l2 dao động điều hòa có chu kì là T2 = 2 s. Tại nơi đó, chu kì của con lắc đơn có chiều dài l = l1 + l2 sẽ dao động điều hòa với chu kì là
A T = 0,925 s
B T = 3,5 s
C T = 0,5 s
D T = 2,5 s
- Câu 15 : Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m = 100 g, treo vào đầu một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kích thích dao động. Trong quá trình dao động, vật có vận tốc cực đại bằng 20π cm/s, lấy π2 = 10. Tốc độ của vật khi nó cách vị trí cân bằng 1 cm có giá trị gần nhất nào sau đây
A 62,8 cm/s
B 50,25 m/s
C 54,8 cm/s
D 36 cm/s
- Câu 16 : Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 50N/m được giữ cố định đầu dưới còn đầu trên gắn với vật nặng m = 100g. Nâng vật m để lò xo dãn 2,0cm rồi buông nhẹ, hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2. Thời gian lò dãn trong một chu kỳ là .
A 70,2ms
B 93,7 ms.
C 187 ms.
D 46,9 ms
- Câu 17 : Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động chậm dần theo chiều âm đến vị trí có động năng bằng thế năng thì li độ góc của con lắc bằng
A \({{{\alpha _0}} \over {\sqrt 3 }}\)
B \(-{{{\alpha _0}} \over {\sqrt 3 }}\)
C \({{{\alpha _0}} \over {\sqrt 2 }}\)
D \(-{{{\alpha _0}} \over {\sqrt 2}}\)
- Câu 18 : Người ta mắc một bộ 3 pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9 V và điện trở trong 3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là
A 9 V; 3 Ω.
B 9 V; 9 Ω.
C 27 V; 9 Ω.
D 3 V; 3 Ω
- Câu 19 : Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo quả nặng có khối lượng 80g. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 4,5 Hz. Trong quá trình dao động độ dài ngắn nhất của lò xo là 40 cm và dài nhất là 56 cm.Lấy g = 9,8 m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo có giá trị gần nhất nào sau đây ?
A 46,8 cm
B 46 cm
C 45 cm
D 48 cm
- Câu 20 : Trên mặt phẳng ngang có con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 250g gắn với một lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát trượt giữa vật mà mặt phẳng ngang là µ = 0,3. Từ vị trí lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận tốc có độ lớn v = 1 m/s và hướng về phía lò xo bị nén. Tìm độ nén cực đại của lò xo. Lấy g=π2=10m/s2.
A 15cm.
B 5cm.
C 10cm.
D 2,5 cm.
- Câu 21 : Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là \(3\pi \,\,cm/s\). Không kể thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5 là
A 5,25 s.
B 4,33 s.
C 4,67 s.
D 5,0 s.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất