- Bài tập về áp suất ( Có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Càng lên ao áp suất khí quyển càng:
A Càng tăng
B Càng giảm
C Không thay đổi
D Có thể tăng mà cũng có thể giảm
- Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra:
A Quả bóng bàn bị bép thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ
B Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ
C Dùng 1 ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ trong cốc nước vào miệng
D Thổi hơ vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ bay phồng lên
- Câu 3 : Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 20(cm) x 10 (cm) x 5 (cm) đặt trên mặt bàn nằm ngang . Biết TLR của chất làm vật là: d = 18400N/m3. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất khi vật đó tác dụng lên mặt bàn.
- Câu 4 : Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là S = 36 cm2 . Khi đặt bàn lên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 7200N/m2 . Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 10800 N/m2. Tính khối lượng của vật m đã đặt trên bàn.
- Câu 5 : Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho TLR trung bình của nước là 10300 N/ m3.a) Tính áp suất ở độ sâu ấy.b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016 m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này.c) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m3,hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn?
- Câu 6 : Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 300 000N/m2. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích 200cm2 khi lặn sâu 25m.
- Câu 7 : Một người nặng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m3 .Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
- Câu 8 : Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là 1,3m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm2 ?
- Câu 9 : Tính áp suất do ngón tay gây ra ấn lên cái kim, nếu sức ép bằng 3N và diện tích của mũi kim là 0,0003cm2
- Câu 10 : Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là 100 000 N/m2. Tính diện tích tối thiểu của móng.
- Câu 11 : Một cái bàn có khối lượng 50 kg, có một chân chính giữa, đặt trên sàn nhà. Biết diện tích bề mặt chân bàn tiếp xúc với sàn nhà có dạng hình tròn bán kính 20 cm.a) Tính áp lực và áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà.b) Nếu đặt trên bàn một kiện hàng nặng 10 kg, thì áp lực của bàn và kiện hàng tác dụng lên sàn bằng bao nhiêu?c) Nếu đặt trên bàn một kiện hàng nặng 10 kg, thì áp suất của bàn và kiện hàng tác dụng lên sàn bằng bao nhiêu?
- Câu 12 : Một cái thùng phuy hình trụ có bán kính đáy 50 cm, chiều cao 1m có khối lượng m= 50 kg, chưa đầy nước đặt trên mặt đất. Biết TLR của nước là 10 N/lít. Tính:a) Áp lực và áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng.b) Áp suất của nước tác dụng lên một điểm trong thùng cách mặt thoáng của nước 0,6 m.c) Áp lực và áp suất của thùng nước tác dụng lên mặt đất
- Câu 13 : Một người trượt Patin có khối lượng 50 kg , đi giày trượt có diện tích tiếp xúc với mặt sàn của mỗi chiếc là 20 cm2 Tính:a) Áp lực của người đó tác dụng lên mặt sàn.b) Áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn khi trượt bằng hai chân và khi trượt bằng một chân.
- Câu 14 : Cho một cái bình hẹp có độ cao đủ lớn. a) Người ta đổ thuỷ ngân vào ống sao cho thuỷ ngân cách đáy ống 0,46 cm. Tính áp suất do thuỷ ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14 cm. b) Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức nào?. Cho TLR của thuỷ ngân là d1 = 136000N/m3, của nước là d2 = 10000N/m3.
- Câu 15 : Một cốc hình trụ chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân. Độ cao cột thuỷ ngân là h2 = 4 cm, tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H = 44 cm. Tính áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc. Cho KLR của nước D1 = 1g/cm3 và của thuỷ ngân D2 = 13,6 g/cm3.
- Câu 16 : Một người nặng \(50\,\,kg\) đi guốc cao gót. Khi đứng, guốc tiếp xúc với mặt đất hai phần: gót có diện tích \(4\,\,c{m^2}\) và phần trước có diện tích \(12\,\,c{m^2}\).a) Xác định áp suất tác dụng lên mặt đất khi người đó đứng.b) Xác định áp suất tác dụng lên mặt đất khi người đó bước, một chân đang nhấc lên còn chân kia thì mới có gót chạm đất.
- Câu 17 : Một cái cốc hình trụ, chưa một lượng Nước và một lượng Thuỷ Ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là H = 146cm. Tính áp suất P của các chất lỏng lên đáy cốc , biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1g/cm3 , của thuỷ ngân là D2 = 13,6g/cm3 .
- Câu 18 : Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10 dm2, người ta khoét một lỗ tròn có tiết diện S2 và cắm vào đó một cái ống bằng kim loại có tiết diện S2 = 1dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới.Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg.Chiều cao của nồi là h = 20 cm. Trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng