Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 12 trường THPT Bắc...
- Câu 1 : Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A luôn ngược pha nhau
B với cùng biên độ.
C luôn cùng pha nhau
D với cùng tần số
- Câu 2 : Một dòng điện xoay chiều có cường độ\(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\)A. Chọn phát biểu sai?
A Cường độ hiệu dụng bằng 2 A
B Chu kỳ dòng điện là 0,02 s
C Tần số là 100π Hz
D Pha ban đầu của dòng điện là π/6
- Câu 3 : Đặt điện áp u = 100\(\sqrt 2 \)cos(100πt – π/2)V vào hai đầu một đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm\(L = \frac{{{{25.10}^{ - 2}}}}{\pi }\)H mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 25 Ω. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
A
\(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\,A.\)B
\(i = 4\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)A.\)C
\(i = 4\cos \left( {100\pi t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)A.\)D
\(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)A.\) - Câu 4 : Đặt điện áp xoay chiều u có tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và tụ điện C thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện trong mạch, φ là độ lệch pha giữa u và i. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của φ theo ZC. Giá trị của R là
A 31,4 Ω
B 15,7 Ω
C 30 Ω
D 15 Ω
- Câu 5 : Khung dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = 0,1H\) và tụ điện có điện dung \(C = 10\mu F\). Dao động điện từ trong khung là dao động điều hòa với cường độ dòng điện cực đại \({I_0} = 0,05A\). Tính điện áp giữa hai bản tụ ở thời điểm \(i = 0,03A\) và cường độ dòng điện trong mạch lúc điện tích trên tụ có giá trị \(q = 30\mu C\).
A \(u = 4V;i = 0,4A\)
B \(u = 5V;i = 0,04A\)
C \(u = 4V;i = 0,04A\)
D \(u = 5V;i = 0,4A\)
- Câu 6 : Hai chất điểm dao động điều hòa trên cùng một trục Ox, coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là x1 = 10cos(4πt + π/3)cm vàx2 = 10\(\sqrt 2 \)cos(4πt + π/12)cm. Hai chất điểm cách nhau 5 cm ở thời điểm lần thứ 2017 kể từ lúc t = 0 lần lượt là
A 1008 s
B
\(\frac{{6041}}{8}s\)C
\(\frac{{2017}}{8}s\)D
\(\frac{{2017}}{{12}}s\) - Câu 7 : Một vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc như hình vẽ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A Li độ tại A và B giống nhau
B Vận tốc tại C cùng hướng với lực hồi phục
C Tại D vật có li độ cực đại âm
D Tại D vật có li độ bằng 0.
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng có giá trị không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ bên thì dòng điện qua đoạn mạch có cường độ là i = 2\(\sqrt 2 \)cos(ωt)A. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu AB, ở hai đầu MN và ở hai đầu NB lần lượt là 100 V, 40 V và 100 V. Công suất tiêu thụ của đoạn AB là
A 200 W
B 160 W
C 220 W
D 100 W
- Câu 9 : Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song kề nhau cách nhau 5 cm và cùng song song với trục Ox. Đồ thị biểu diễn li độ của hai chất điểm theo thời gian như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, chất điểm (1) ở vị trí biên. Khoảng cách giữa hai chất điểm ở thời điểm t = 6,9 s xấp xỉ bằng
A 2,14 cm
B 3,16 cm
C 6,23 cm
D 5,01 cm
- Câu 10 : Một điểm sáng M đặt trên trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 30 cm, chọn hệ tọa độ Ox vuông góc với trục chính của thấu kính, O trên trục chính. Cho M dao động điều hòa trên trục Ox thì ảnh M’ của M dao động điều hòa trên trục O’x’ song song và cùng chiều với Ox. Đồ thị li độ dao động của M và M’ như hình vẽ. Tiêu cự của thấu kính là
A f = 20 cm
B f = 90 cm
C f = 120 cm
D f = 18 cm
- Câu 11 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây N là một điểm nút, B là một điểm bụng gần N nhất. NB = 25 cm, gọi C là một điểm trên NB có biên độ \({A_C} = \frac{{{A_B}\sqrt 3 }}{2}\). Khoảng cách NC là
A 50/3 cm
B 40/3 cm
C 50 cm
D 40 cm
- Câu 12 : Cho đoạn mạch AB gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm với độ tự cảm L = 0,6/π H, và tụ có điện dung 10-3/3π F, mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt 2 \)cos(100πt) (U không thay đổi) vào hai đầu A, B. Thay đổi giá trị biến trở R ta thu được đồ thị phụ thuộc của công suất tiêu thụ trên mạch vào giá trị R theo đường (1). Nối tắt cuộn dây và tiếp tục thay đổi R ta thu được đồ thị (2) biểu diễn sự phụ thuộc của công suất trên mạch vào giá trị R. Điện trở thuần của cuộn dây là
A 10 Ω
B 90 Ω
C 30 Ω
D 80,33 Ω
- Câu 13 : Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Điện áp hai đầu đoạn mạch AB sớm pha π/6 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch, điện áp hai đầu đoạn mạch AM lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Tổng trở đoạn mạch AB và AM lần lượt là 200 Ω và 100\(\sqrt 3 \) Ω. Hệ số công suất của đoạn mạch X là
A
\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)B
\(\frac{1}{2}\)C
\[\frac{1}{{\sqrt 2 }}\]D 0
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất