Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THC...
- Câu 1 : Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?
A. Xúc giác.
B. Vị giác.
C. Thị giác.
D. Thính giác.
- Câu 2 : Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng?
A. Bay theo đường thẳng.
B. Bay theo đường zích zắc
C. Bay theo đường vòng.
D. Bay không có đường bay rõ rệt.
- Câu 3 : Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
D. Các loài sinh vật lớn.
- Câu 4 : Loài cá rất thông minh, thực hiện được các tiết mục xiếc?
A. Cá voi
B. Cá đuối
C. Cá heo
D. Cá chép
- Câu 5 : Cá voi có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.
A. (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông
B. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): lông
C. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước
D. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước
- Câu 6 : Đặc điểm cơ thể Cá voi thích nghi với đời sống bơi lội?
A. Có lớp mỡ dưới da rất dày
B. Cơ thể hình thoi, lông tiêu biến
C. Chi trước biến đổi thành vây bơi
D. Tất cả các ý trên đều đúng
- Câu 7 : Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai?
A. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh.
B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.
C. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Câu 8 : Đặc điểm nào KHÔNG có ở cá voi xanh?
A. Có răng
B. Chi trước biến đổi thành vây bơi
C. Bơi uốn mình theo chiều dọc
D. Chi sau tiêu biến
- Câu 9 : Loài nào là loài lớn nhất trong giới Động vật?
A. Gấu
B. Voi
C. Cá voi xanh
D. Cá heo
- Câu 10 : Các chi của Kangaroo thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?
A. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.
B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.
C. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.
D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.
- Câu 11 : Phát biểu nào dưới đây về Kangaroo là đúng?
A. Có chi sau và đuôi to khỏe.
B. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.
C. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.
D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.
- Câu 12 : Hệ hô hấp của thỏ gồm?
A. Da, phổi
B. Phế quản, khí quản
C. Khí quản, phổi
D. Khí quản, phế quản và phổi
- Câu 13 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.
A. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp
B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền
C. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn
D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn
- Câu 14 : Đặc điểm của hệ bài tiết thỏ?
A. Thận sau phát triển
B. Bài tiết qua da
C. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân
D. Thận giữa (trung thận)
- Câu 15 : Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?
A. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.
B. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
C. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.
D. Đẻ con.
- Câu 16 : Răng thỏ có đặc điểm thích nghi với “gặm nhấm” là?
A. Có răng nanh nhọn, sắc
B. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào
C. Răng hàm kiểu nghiền
D. Ý B và C đúng
- Câu 17 : Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?
A. Chuột chũi
B. Chuột chù
C. chuột đồng
D. chuột nhắt
- Câu 18 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt?
A. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
B. Răng cửa ngắn, sắc.
C. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.
D. Các ngón chân có vuốt cong.
- Câu 19 : Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm?
A. Chuột chù.
B. Mèo rừng.
C. Chuột chũi
D. Chuột đồng.
- Câu 20 : Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai?
A. Ăn sâu bọ.
B. Đào hang bằng chi trước.
C. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.
- Câu 21 : Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa?
A. Chuột đồng nhỏ.
B. Chuột chũi.
C. Thỏ hoang.
D. Chuột chù.
- Câu 22 : Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt?
A. Các ngón chân không có vuốt.
B. Thiếu răng cửa.
C. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
D. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
- Câu 23 : Phát biểu nào dưới đây về chuột đồng nhỏ là sai?
A. Sống thành bầy đàn.
B. Thiếu răng nanh.
C. Ăn tạp.
D. Đào hang chủ yếu bằng chi trước.
- Câu 24 : Đặc điểm của chuột chù thích nghi với đào bới tìm mồi?
A. Khứu giác phát triển
B. Có mõm kéo dài thành vòi
C. Thị giác kém phát triển
D. Tất cả các ý trên đúng
- Câu 25 : Động vật nào dưới đây không có răng nanh?
A. Báo
B. Khỉ
C. Thỏ
D. Chuột chù
- Câu 26 : Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là?
A. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền
B. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
C. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
D. Các răng đều nhọn
- Câu 27 : Loài ăn thực vật là?
A. Sóc
B. Chuột đồng
C. Báo
D. Chuột chù
- Câu 28 : Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm?
A. Nhím đuôi dài.
B. Thỏ rừng châu Âu.
C. Chuột đồng nhỏ.
D. Sóc bụng đỏ
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét