Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùn...
- Câu 1 : Trùng sốt rét có đặc điểm:
A. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi
B. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
- Câu 2 : Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức
A. phân đôi.
B. sinh sản hữu tính.
C. sinh sản sinh dưỡng.
D. nảy chồi.
- Câu 3 : Trùng sốt rét không thích nghi với kí sinh ở
A. tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
B. máu người.
C. thành ruột người.
D. thành ruột của muỗi Anôphen.
- Câu 4 : Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng biến hình, trùng sốt rét.
B. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
C. trùng giày, trùng kiết lị.
D. trùng roi xanh, trùng giày.
- Câu 5 : Trùng kiết lị kí sinh ở
A. cơ tay, cơ chân người.
B. máu và thành ruột người.
C. thành ruột người.
D. máu người
- Câu 6 : Ở ngoài tự nhiên, trùng kiết lị thường tồn tại ở dạng
A. trùng kiết lị non.
B. bào xác.
C. trùng kiết lị trưởng thành.
D. trứng.
- Câu 7 : So với kích thước của hồng cầu người thì trùng sốt rét có kích thước
A. bằng nhau.
B. lớn hơn.
C. không xác định được.
D. nhỏ hơn.
- Câu 8 : Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?1. Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
2. Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.
3. Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.A. 1, 2, 3.
B. 1, 2.
C. 1, 3.
D. 1.
- Câu 9 : Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?
A. Đường tiêu hoá
B. Đường hô hấp
C. Đường sinh dục
D. Đường bài tiết
- Câu 10 : Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ
B. Diệt bọ gậy
C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước
D. Ăn uống hợp vệ sinh
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét