Các mạch điện xoay chiều đề 1
- Câu 1 : Dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm hay tụ điện giống nhau ở điểm nào.
A Đều biến thiên trễ pha π/2 đối với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
B Đều có cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ với hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
C Đều có cường độ dòng điện hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D Đều có cường độ dòng điện hiệu dụng giảm khi tần số điểm điện tăng
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần:
A Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
B Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
C Cường độ dòng điện và hiệu điện thế biến đổi cùng pha.
D Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần.
A Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
B Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
C Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
D Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
- Câu 4 : Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện.
A Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
B Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
C Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
D Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
- Câu 5 : Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số góc ω là:
A \({Z_C} = \omega C\)
B \({Z_C} = 2\omega C\)
C \({Z_C} = \frac{1}{{2\omega C}}\)
D \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}}\)
- Câu 6 : Đáp án không đúng cho đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R:
A uR cùng pha với i, φ = φu - φi = 0.
B i = \(\frac{u}{R}\) (u,i lần lượt là giá trị của điện áp và cường độ dòng điện tức thời)
C Điện trở R cho dòng điện một chiều đi qua nhưng không cho dòng xoay chiều đi qua.
D I = \(\) và \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{R}\)
- Câu 7 : Nhận xét không đúng đối với đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm L:
A uL nhanh pha hơn i là \(\frac{\pi}{2}\) .
B I = \(\frac{U}{{{Z_L}}}\)và I0 = \(\frac{{{U_0}}}{{{Z_L}}}\) với ZL = ωL là cảm kháng
C Cuộn thuần cảm L cho dòng điện không đổi đi qua hoàn toàn (không cản trở).
D i = \(\frac{u}{R}\) (u,i lần lượt là giá trị của điện áp và cường độ dòng điện tức thời)
- Câu 8 : Nhận xét không đúng đối với đoạn mạch chỉ có tụ điện C:
A uC chậm pha hơn i là \(\frac{\pi}{2}\)
B i = \(\frac{u}{R}\) (u,i lần lượt là giá trị của điện áp và cường độ dòng điện tức thời)
C I = \(\frac{U}{{{Z_C}}}\)và I0 = \(\frac{{{U_0}}}{{{Z_C}}}\)với ZC = \(\frac{1}{\omega C}\) là dung kháng
D Tụ điện C không cho dòng điện không đổi đi qua (cản trở hoàn toàn).
- Câu 9 : Phát biểu định luật Ôm cho mạch điện xoay chiều chỉ có,a) một tụ điện;b) một cuộn cảm thuần.
- Câu 10 : Dựa vào định luật Ôm, hãy so sánh tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều thể hiện trong.a) ZC; b) ZL . .
- Câu 11 : Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện:\(u = 100\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\)Cường độ hiệu dụng trong mạch là I = 5A.a) Xác định C. b) Viết biểu thức của i.
- Câu 12 : Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần:u = 100\(\sqrt2\)cos100πt (V)Cường độ hiệu dụng trong mạch I = 5 A.a) Xác định L. b) Viết biều thức của i.
- Câu 13 : Chứng minh rằng, khi hai cuộn cảm thuần L1 và L2 mắc nối tiếp trong một mạch điện xoay chiều thì cuộn cảm tương đương có cảm kháng cho bởi:ZL = (L1 + L2) ω
- Câu 14 : Chứng minh rằng, khi hai tụ điện C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương có dung kháng:\({Z_C} = \frac{1}{{{C_\omega }}}\,\,\,v{\rm{\`a }}\,\,\frac{1}{{{C_\omega }}} = \frac{1}{{{C_1}_\omega }} + \frac{1}{{{C_2}_\omega }}\)
- Câu 15 : Một đoạn mạch chứa một số tụ điện có điện dung tương đương C, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp tức thời u = U0cos ωt (V). Cường độ hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu ?
A \(\frac{{{U_0}}}{{C\omega }}\);
B \(\frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 C\omega }}\);
C U0Cω;
D \(\frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}C\omega \)
- Câu 16 : Đoạn mạch chứa một cuộn cảm thuần L; đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp tức thời u = U0cos ωt (V) thì cường độ hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu ?
A \(\frac{{{U_0}}}{{L\omega }}\);
B \(\frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 L\omega }}\);
C U0Lω;
D \(\frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}L\omega \)
- Câu 17 : Điện áp \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}200\sqrt 2 cos\omega t{\rm{ }}\left( V \right)\)đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng I = 2A. Cảm kháng có giá trị là bao nhiêu ?
A 100 Ω;
B 200 Ω;
C 100\(\sqrt 2 \)Ω;
D 200\(\sqrt 2 \)Ω.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất