Bài tập sóng cơ, phương trình truyền sóng
- Câu 1 : Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô cao lên 5 lần trong 8 giây và thấy khoảng cách hai ngọn sóng kề nhau là 0,2m. Vận tốc truyền sóng biển bằng:
A 10 cm/s
B 20 cm/s
C 40 cm/s
D 60 cm/s
- Câu 2 : Nguồn sóng trên mặt nước dao động với tần số f = 10Hz, gây ra các sóng có biên độ 0,5cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn sóng liên tiếp là 30cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A 150 cm/s
B 100 cm/s
C 25 cm/s
D 50 cm/s
- Câu 3 : Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5m. Tốc độ truyền sóng là:
A 12 m/s
B 15 m/s
C 30 m/s
D 25 m/s
- Câu 4 : Trên một mặt chất lỏng có một sóng cơ, người ta quan sát được khoảng cách giữa 15 đỉnh sóng liên tiếp là 3,5m và thời gian sóng truyền được trong khoảng cách đó là 7s. Bước sóng (λ), chu kì (T) và tần số (f) của sóng đó lần lượt là:
A λ = 0,25m ; T = 0,5s ; f = 2Hz
B λ = 0,5m ; T = 0,25s ; f = 2Hz
C λ = 0,2m ; T = 2s ; f = 2,5Hz
D λ = 0,2m ; T = 0,25s ; f = 2,5Hz
- Câu 5 : Một sóng cơ học có biên độ A, bước sóng λ. Biết vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ truyền sóng. Biểu thức liên hệ nào sau đây là đúng ?
A $\lambda = \frac{{3\pi A}}{2}$
B $\lambda = 2\pi A$
C $\lambda = \frac{{3\pi A}}{4}$
D $\lambda = \frac{{2\pi A}}{3}$
- Câu 6 : Một sóng ngang truyền từ M đến O rồi đến N trên cùng một phương truyền sóng với tốc độ 18m/s, MN = 3m và MO = NO. Phương trình sóng tại O là ${u_O} = 5cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)$. Phương trình sóng tại M và N lần lượt là:
A ${u_M} = 5cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)$;${u_N} = 5cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)$
B ${u_M} = 5cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)$;${u_N} = 5cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)$
C ${u_M} = 5cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)$;${u_N} = 5cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)$
D ${u_M} = 5cos\left( {4\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)$;${u_N} = 5cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)$
- Câu 7 : Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình uO = acosωt, điểm M nằm cách O một đoạn bằng x. Dao động tại O và M cùng pha nếu:
A $x = k\lambda \left( {k \in Z} \right)$
B $x = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2}\left( {k \in Z} \right)$
C $x = \frac{{k\lambda }}{2}\left( {k \in Z} \right)$
D $x = 2k\lambda \left( {k \in Z} \right)$
- Câu 8 : Một nguồn sóng dao động với phương trình ${u_O} = 10cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)$. Biết v = 12cm/s. Điểm M cách nguồn một khoảng 8cm, tại thời điểm t = 0,5s thì li độ sóng của điểm M là:
A 5 cm
B –5 cm
C 7,5 cm
D 0
- Câu 9 : Biên độ của một sóng cầu tại một điểm cách nguồn 2m là 9mm, biên độ dao động của môi trường tại điểm cách tâm phát sóng cầu 5m là:
A 1,4 mm
B 22 mm
C 5,7 mm
D 3,6 mm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất