Đề ôn tập Chương 1-Vi sinh vật Sinh 10 năm 2021 -...
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
- Câu 2 : Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là gì?
A. môi trường nhân tạo
B. môi trường dùng chất tự nhiên
C. môi trường tổng hợp
D. môi trường bán tổng hợp
- Câu 3 : Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại nào?
A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C. Quang dưỡng và hóa dưỡng
D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
- Câu 4 : Trong các nhận định sau, nhận định nào sai khi nói về môi trường nuôi cấy vi sinh vật?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 5 : Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm các nguồn năng lượng nào?
A. Nguồn năng lượng và khí CO2
B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C. Ánh sáng và nhiệt độ
D. Ánh sáng và nguồn cacbon
- Câu 6 : Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu yếu tố nào?
A. Ánh sáng mặt trời
B. Chất hữu cơ
C. Khí CO2
D. Cả A và B
- Câu 7 : Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là gì?
A. Ánh sáng
B. Ánh sáng và chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ
D. Khí CO2
- Câu 8 : Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là gì?
A. Khí CO2
B. Chất hữu cơ
C. Ánh sáng
D. Ánh sáng và chất hữu cơ
- Câu 9 : Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là:
A. quang dị dưỡng
B. hóa dị dưỡng
C. quang tự dưỡng
D. hóa tự dưỡng
- Câu 10 : Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là:
A. Nấm
B. Tảo lục đơn bào
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
- Câu 11 : Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
D. Vi sinh vật hóa dưỡng
- Câu 12 : Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng
B. quang dị dưỡng
C. hóa dị dưỡng
D. hóa tự dưỡng
- Câu 13 : Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí trong điều kiện nào?
A. Có oxi phân tử
B. Có oxi nguyên tử
C. Không có oxi phân tử
D. Có khí CO2
- Câu 14 : Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp kị khí trong điều kiện nào dưới đây?
A. Có oxi phân tử
B. Có oxi nguyên tử
C. Không có oxi phân tử
D. Có khí CO2
- Câu 15 : Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxi
D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat
- Câu 16 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phân giải 1 phân tử đường glucozo?
A. Sản phẩm cuối cùng là khí O2 và H2O
B. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 36 ATP
C. Tế bào vi khuẩn tích lũy được 38 ATP, chiếm 40% năng lượng của phân tử glucozo
D. Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và 36 ATP
- Câu 17 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?
A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí
B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí
C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ
D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3
- Câu 18 : Chất nhận electron cuối cùng của quá trình lên men là gì?
A. Oxi phân tử
B. Một chất vô cơ không phải là oxi phân tử
C. Một chất hữu cơ
D. NO3- và SO42-
- Câu 19 : Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?
A. Liên kết peptit
B. Liên kết dieste
C. Liên kết hidro
D. Liên kết cộng hóa trị
- Câu 20 : Trong quá trình tổng hợp polosaccarit, chất khởi đầu là gì?
A. Axit amin
B. Đường glucozo
C. ADP
D. ADP – glucozo
- Câu 21 : Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?
A. Glixerol và axit amin
B. Glixerol và axit béo
C. Glixerol và axit nucleic
D. Axit amin và glucozo
- Câu 22 : Sơ đồ đúng về quá trình tổng hợp nên là axit nucleic là gì?
A. bazo nito + đường 5 cacbon + axit photphoric → nucleotit → axit nucleic
B. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic
C. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic
D. Glixerol + axit béo → nucleotit → axit nucleic
- Câu 23 : Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?
A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim proteaza
B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
D. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin
- Câu 24 : Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành sản phẩm gì?
A. khí CO2
B. axit lactic
C. axit axetic
D. etanol
- Câu 25 : Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành những sản phẩm nào?
A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...
B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...
C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...
D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
- Câu 26 : Ý nào sau đây là sai về quy trình chuyển hóa năng lượng ở vi sinh vật?
A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa thiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic
- Câu 27 : Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Phân giải polisaccarit
B. Phân giải protein
C. Phân giải xenlulozo
D. Lên men lactic
- Câu 28 : Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể sử dụng để làm gì?
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein
D. Cả A, B
- Câu 29 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng đồng hóa và dị hóa?
A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa
B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa
C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau
D. Đồng hóa cung cấp năng lượng
- Câu 30 : Quá trình lên men lactic có sự tham gia của các thành phần nào?
A. Vi khuẩn lactic đồng hình
B. Vi khuẩn lactic dị hình
C. Nấm men rượu
D. A hoặc B
- Câu 31 : Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xenlulozo
C. Lên men lactic và lên men etilic
D. Lên men lactic
- Câu 32 : Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2
C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2
D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2
- Câu 33 : Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, CO2
C. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, O2
D. Sản phẩm chỉ gồm axit amin
- Câu 34 : Lấy một chiếc ống nghiệm sạch, đổ vào đó một chút dung dịch đường saccarozo, thêm vào đó một ít bột nấm men rồi để vào trong tủ có nhiệt độ 30 – 32°C. Một thời gian sau thấy
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Có bọt khí CO2 nổi lên
C. Có bọt khí O2 nổi lên
D. Có mùi chua của axit lactic bay ra
- Câu 35 : Trong ống 2 ở thí nghiệm lên men rượu (hình 24 SGK) có bọt khí nổi lên, đó là khí gì?
A. khí oxi
B. hơi etanol
C. khí CO2
D. hơi nước
- Câu 36 : Trong quá trình muối dưa có những hiện tượng xảy ra là gì?
A. Hiện tượng co nguyên sinh
B. Chất dinh dưỡng từ trong rau quả khuếch tán ra ngoài
C. Độ pH giảm
D. Cả A, B và C
- Câu 37 : Vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa chua là gì?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lam
C. Nấm men
D. Vi khuẩn axetic
- Câu 38 : vi khuẩn lactic “Glucozo → X + năng lượng” là sơ đồ biểu diễn quá trình làm sữa chua. X trong sơ đồ này là:
A. Axit lactic
B. Axit axetic
C. Axit amin
D. Khí CO2
- Câu 39 : nấm men“Đường → etanol + X + năng lượng” là sơ đồ biểu diễn quá trình lên men rượu. X trong sơ đồ này là
A. Axit lactic
B. Axit axetic
C. Khí O2
D. Khí CO2
- Câu 40 : Dựa vào cấu trúc này mà người ta chia vi khuẩn thành 2 loại là: Gram dương và Gram âm. Cấu trúc đó là gì?
A. Thành tế bào
B. Vỏ nhầy
C. Màng sinh chất
D. Plasmit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin