- Hiện tượng tán sắc ánh sáng
- Câu 1 : Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Đặt một màn M phía sau sẽ thu được
A dải màu sắc như dải màu cầu vồng
B các vạch sáng tối xen kẽ nhau
C vạch sáng màu trắng
D vạch sáng màu đỏ
- Câu 2 : Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua lăng kính. Đặt một màn M phía sau sẽ thu được
A hệ thống những vạch đỏ xen kẽ những vạch tối
B dải sáng đỏ
C các vạch đỏ và tím xen kẽ nhau
D dải sáng trắng
- Câu 3 : Hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa là hiện tượng
A giao thoa ánh sáng
B tán sắc ánh sáng
C nhiễu xạ ánh sáng
D tán xạ ánh sáng
- Câu 4 : Chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Tia sáng có góc lệch lớn nhất là
A tia đỏ
B tia lục
C tia da cam
D tia tím
- Câu 5 : Chiếu một chùm sáng trắng vuông góc vào mặt nước của bể nước. Quan sát thấy dưới đáy bể có
A một dải màu sắc như màu cầu vồng
B vệt sáng màu trắng
C vệt sáng màu đỏ
D các vạch sáng trắng xen kẽ các vạch tối
- Câu 6 : Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào
A bước sóng của ánh sáng
B màu sắc của môi trường
C màu của ánh sáng
D lăng kính mà ánh sáng đi qua
- Câu 7 : Ánh sáng trắng là hỗn hợp của
A nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím
B 7 ánh sáng đơn sắc có màu như màu cầu vồng
C 3 ánh sáng đơn sắc có màu: đỏ , da cam và lục
D 5 ánh sáng đơn sắc trở lên
- Câu 8 : Chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính. Đặt màn quan sát phía sau lăng kính sẽ thấy bao nhiêu tia sáng đơn sắc giữa tia đỏ và tia tím?
A 5 tia
B 7 tia
C 3 tia
D vô số
- Câu 9 : Ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng là
A để phân tích một chùm ánh sáng đa sắc do các vật sáng phát ra thành các thành phần đơn sắc
B để nghiên cứu đường đi của các tia sáng đơn sắc
C chụp điện, chiếu điện để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy …. Trong y học
D để sấy, sưởi các sản phẩm nông nghiệp
- Câu 10 : Một số ánh sáng đơn sắc đi từ môi trường không khí vào môi trường nước thì tần số và bước sóng của ánh sáng thay đổi như thế nào?
A Tần số giảm, bước sóng giảm
B Tần số không thay đổi, bước sóng giảm
C Tần số không thay đổi, bước sóng tăng
D Cả tần số và bước sóng đều tăng
- Câu 11 : Một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang A = 50 , có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685. Cho một chùm ánh sáng trắng hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính dưới góc tới i nhỏ. Độ rộng góc ᵧ của quang phổ ánh sáng mặt trời cho bởi lăng kính này là
A = 2,50
B = 0,0420
C = 0,210
D = 50
- Câu 12 : Một lăng kính có góc chiết quang A = 80 . Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên, gần góc chiết quang của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Sau lăng kính, người ta đặt màn quan sát song song với mặt phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này 1,5m. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 1,50 và đối với tia tím là 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn là
A 8,42 mm
B 7,63 mm
C 6,28mm
D 5,34mm
- Câu 13 : Một tia sáng vàng được chiếu vào mặt bên trong của một lăng kính dưới góc tới nhỏ. Biết vận tốc của tia vàng trong lăng kính là 1,98.108 m/s. Sau khi qua lăng kính, tia ló lệch so với tia tới một góc bằng 50. Góc chiết quang của lăng kính bằng
A 6,80
B 7,50
C 9,70
D 11,80
- Câu 14 : Một lăng kính tam giác ABC đều đặt trong không khí. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc với góc tới bằng góc ló thì góc lệch D = 300. Chiết suất tỉ đối của chất làm lăng kính với môi trường là
A 1,61
B 1,31
C 1,51
D 1,41
- Câu 15 : Một lăng kính có A =750 . Chiếu tới mặt bên chùm tia đơn đơn sắc với góc tới I = 450. Biết chiết suất n = √2. Góc lệch D của tia sáng qua lăng kính bằng
A 750
B 600
C 450
D 300
- Câu 16 : Lăng kính có góc chiết quang A = 600 và chiết suất n = √2 đối với ánh sáng đơn sắc. Góc lệch đạt giá trị cực tiểu khi góc tới
A i = 600
B i = 300
C i = 450
D i = 150
- Câu 17 : Một lăng kính có chiết suất n. Khi chiếu tới mặt bên một chùm tia đơn sắc với góc tới i1 = 600 thì i2 = 300 và góc lệch D = 450. Chiết suất n bằng
A 0,88
B 1,8
C 1,3
D 2,5
- Câu 18 : Khi chiếu xiên một chùm ánh sáng hẹp gồm ánh sáng đơn sắc vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
A chùm sáng bị phản xạ toàn phần
B so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam
C tia khúc xạ chỉ là tia ánh sáng vàng, còn tia ánh sáng lam bị phản xạ toàn phần
D so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng
- Câu 19 : Chiếu một chùm ánh sáng trắng từ không khí vào khối thuỷ tinh với góc tới 800. Biết chiết suất của thuỷ tinh với ánh sáng đỏ là 1,6444 và với ánh sáng tím là 1,6852. Góc lớn nhất giữa các tia khúc xạ là
A 2,030
B 1,330
C 1,030
D 0,930
- Câu 20 : Một cái bể sâu 1,5m, chứa đầy nước. Người ta chắn và để một tia sáng hẹp từ Mặt trời rọi vào mặt nước dưới góc tới i = 600. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,328 và 1,343. Bề rộng của quang phổ do sự tán sắc ánh sáng tạo ra ở đáy bể là
A 18,25 mm
B 15,73 mm
C 24,7 mm
D 21,5 mm
- Câu 21 : Biết chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5 và với ánh sáng tím là 1,6. Tỉ số giữa tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và đối với ánh sáng tím là
A 1,34
B 1,07
C 0,83
D 1,2
- Câu 22 : Khi chiếu một chùm ánh sáng đỏ song song với trục chính của một thấu kính hội tụ, chùm sáng ló ra hội tụ tại một điểm cách quang tâm một đoạn 50 cm. Khi chiếu một chùm ánh sáng tím song song với trục chính của thấu kính trên thì chùm sáng hội tụ tại điểm T. Biết chiết suất của chất làm thấu kính đối với ánh sáng đỏ là 1,6 còn đối với ánh sáng tím là 1,64. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về vị trí tia sáng tím T?
A Điểm sáng T nằm trước điểm sáng đỏ và cách một đoạn 2,5 cm
B Điểm sáng T nằm trước điểm sáng đỏ và cách một đoạn 3,12 cm
C Điểm sáng T nằm sau điểm sáng đỏ và cách một đoạn 2,5 cm
D Điểm sáng T nằm sau điểm sáng đỏ và cách một đoạn 3,12 cm
- Câu 23 : Một thấu kính bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5. Khi đặt trong không khí có độ tụ 5 điop. Khi nhúng nó trong nước có chiết suất nn = 4/3 thì tiêu cự của thấu kính này là
A 40 cm
B 60 cm
C 80 cm
D 120 cm
- Câu 24 : Khi ánh sáng truyền trong nước có chiết suất tuyệt đối n = 1,33 thì có bước sóng 0,45 μm. Khi truyền trong không khí, vẫn ánh sáng đó nhưng bước sóng bằng
A 0,34 μm
B 0,48 μm
C 0,53 μm
D 0,60 μm
- Câu 25 : Khi cho một tia sáng đơn sắc đi từ nước vào một môi trường trong suốt A, người ta đo được vận tốc truyền của ánh sáng đã bị giảm đi 1 lượng ∆v = 108 m/s. Biết chiết suất tuyệt đối của nước đối với ta sáng trên có giá trị nn = 1,33. Môi trường trong suốt A có chiết suất tuyệt đối bằng
A 1,6
B 2,2
C 2,4
D 3,2
- Câu 26 : Biết rằng ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất là 0,76 μm và ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất là 0,4 μm. Dải sáng nhìn thấy có tần số là
A từ 3,5.1014 Hz đến 6,5.1014 Hz
B từ 2,35.1014 Hz đến 5,55.1014 Hz
C từ 3,95.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz
D từ 4,5.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz
- Câu 27 : Chọn câu sai trong các câu sau?
A Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua các lăng kính
B Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau
C Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc: Đỏ, cam , vàng, lục , lam, chàm, tím
D Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng
- Câu 28 : Sự phụ thuộc của chiết suất vào môi trường trong suốt, vào bước sóng ánh sáng được theo công thức n = A + B/λ2 . Đối với nước, ứng với tia đỏ λđ = 0,759 μm chiết suất là 1,329, còn ứng với tia tím λt = 0,405 μm thì có chiết suất 1,343. Hằng số A và B có giá trị là
A A = 1,3234 ; B = 0,0032
B A = 13,234 và B = 0,0032
C A = 13,234 ; B = 0,032
D A = 1,3234 ; B = 0,32
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất