tính chất hóa học - phân loại oxit
- Câu 1 : Oxit Bazơ là:
A Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
- Câu 2 : Oxit lưỡng tính là:
A Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
- Câu 3 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A CO2.
B Na2O.
C SO2
D P2O5
- Câu 4 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A K2O.
B CuO.
C P2O5.
D CaO.
- Câu 5 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A K2O.
B CuO.
C CO.
D SO2.
- Câu 6 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A CaO
B BaO
C Na2O
D SO3
- Câu 7 : Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A CO2
B O2
C N2
D H2
- Câu 8 : Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:
A Nước, sản phẩm là bazơ.
B Axit, sản phẩm là bazơ.
C Nước, sản phẩm là axit
D Bazơ, sản phẩm là axit.
- Câu 9 : Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.
B MgO, CaO, CuO, FeO.
C SO2, CO2, NaOH, CaSO4.
D CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
- Câu 10 : Dãy chất gồm các oxit axit là:
A CO2, SO2, NO, P2O5.
B CO2, SO3, Na2O, NO2.
C SO2, P2O5, CO2, SO3.
D H2O, CO, NO, Al2O3.
- Câu 11 : Dãy chất gồm các oxit bazơ:
A CuO, NO, MgO, CaO.
B CuO, CaO, MgO, Na2O.
C CaO, CO2, K2O, Na2O.
D K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.
- Câu 12 : Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A CO2 và BaO.
B K2O và NO.
C Fe2O3 và SO3.
D MgO và CO.
- Câu 13 : 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:
A 0,02mol HCl.
B 0,1mol HCl.
C 0,05mol HCl.
D 0,01mol HCl.
- Câu 14 : Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là:
A P2O3.
B P2O5.
C PO2.
D P2O4.
- Câu 15 : Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là:
A FeO.
B Fe2O3.
C Fe3O4.
D FeO2.
- Câu 16 : Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là:
A 11,2 lít.
B 16,8 lít.
C 5,6 lít.
D 8,4 lít.
- Câu 17 : Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:
A CaO.
B CuO.
C FeO.
D ZnO.
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime