Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 10 (...
- Câu 1 : Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-1999) nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?
A.Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
B.Không ổn định và bị chững lại.
C. Bị cạnh tranh gay gắt.
D. Ổn định và phát triển mạnh.
- Câu 2 : Sự kiện nào diễn ra trên thế giới tác động trực tiếp dẫn đến phong trào dân chủ (1936-1939)?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
B.Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước,
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.
D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa.
- Câu 3 : Việc mở rộng thành viên của tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ 5 thành viên ban đầu lên 10 thành viên diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Trình độ phát triển của các nước trong khu vực quá chênh lệch.
B. Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia đẩy các nước xa nhau hơn.
C. Sự chia rẽ của Chủ Nghĩa Thực dân đối với các nước trong khu vực.
D. Phụ thuộc vào chiến lược phát triển của các nước trong khu vực.
- Câu 4 : Văn kiện nào của Đảng cộng sản Đông Dương đã phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước” của nhân dân Việt Nam (1945)?
A. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
B. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945)
C. “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (8-1945)
D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945)
- Câu 5 : Đầu thế kỉ XX trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường
A. cải cách của Trung Quốc.
B. duy tân của Nhật Bản.
C. Cách mạng vô sản ở Pháp.
D. Cách mạng tháng Mười Nga.
- Câu 6 : Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví “... như cái chiêng, ... như cái tiếng, cái chiêng có to thì cái tiếng mới lớn”
A. Chính trị/ngoại giao.
B. Chính trị/quân sự.
C. Chính trị/kinh tế
D. Quân sự/ngoại giao.
- Câu 7 : Nava xây dựng Điện Biên Phủ thảnh tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương gồm
A. 2 phân khu, 48 cứ điểm.
B. 3 phân khu, 49 cử điểm.
C. 4 phân khu, 50 cứ điểm.
D. 5 phân khu, 47 cứ điểm.
- Câu 8 : Đối tượng đấu tranh trong Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ tư sản lâm thời
B. Các nước Đức - Áo - Hung
C. Giai cấp vô sản
D. Chính phủ Nga hoàng
- Câu 9 : Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta được thể hiện cô đọng qua luận điểm nào?
A. Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh
B. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến
C. Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Câu 10 : So với thời kì 1930- 1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936- 1939 có điểm khác nào dưới đây?
A. Chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
B. Chống đế quốc và bọn tay sai phản động
C. Chống chế độ phản động ở thuộc địa và tay sai
D. Chống đế quốc, chống phong kiến
- Câu 11 : Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.
D. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
- Câu 12 : Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 – 1930) được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vì
A. Bước đầu giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước cho cách mạng.
B. Đã vạch ra những vấn đề chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.
C. Khẳng định vai trò tổ chức và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản.
D. Đã xác định đúng lực lượng tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây không phải là của hiệp ước Hác-măng?
A. Pháp trả lại 3 tỉnh miền Tây cho nhà Nguyễn
B. Công nhận Việt Nam là xứ "bảo hộ" của Pháp
C. Pháp nắm giữ mọi việc giao thiệp bên ngoài của Việt Nam
D. Pháp nắm và kiểm soát mọi nguồn lợi trong nước
- Câu 14 : Thực chất Hội nghị Ianta (2/1945) là hội nghị
A. Bàn về những vấn đề liên quan đến hào bình, an ninh thế giới.
B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. Đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít.
D. Hòa giải mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ.
- Câu 15 : Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ tiến hành
A. Cách mạng chất xám
B. Cách mạng trắng
C. Cách mạng công nghệ thông tin
D. Cách mạng xanh
- Câu 16 : Phong trào cách mạng 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có điểm khác biệt về
A. Giai cấp lãnh đạo
B. Nhiệm vụ chiến lược
C. Nhiệm vụ trước mắt
D. Động lực chủ yếu
- Câu 17 : Vì sao thực dân Pháp phải hai lần chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế?
A. Có thời gian tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nghĩa quân
B. Muốn tập trung để khai thác thuộc địa
C. Muốn có thời gian để chuẩn bị, tập hợp thêm lực lượng
D. Muốn gây ảo tưởng cho nghĩa quân về một sự hợp tác
- Câu 18 : Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân và tư sản dân tộc
C. Tiểu tư sản thành thị và công nhân
D. Giai cấp công nhân
- Câu 19 : Mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925 ở Việt Nam là
A. đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ
B. chống bọn tư bản Pháp nắm độc quyền xuất cảng lúa gạo
C. thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp
D. đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925)
- Câu 20 : Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy” vì:
A.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
B.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
D. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ.
- Câu 21 : Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau giải phóng là
A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất
B. phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
C. kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán
D. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
- Câu 22 : Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đoạn hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước
A. Cách mạng tháng Tám thành công 1945
B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời 1930
C. Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương đảng 1941
D. Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai
- Câu 23 : Theo phương án " Maobatton", Ấn Độ được chia thành hai quốc gia là Ấn Độ và Pakixtan. Hai nhà nước tự trị này được thành lập vào thời gian nào?
A. 15 - 7 - 1948
B. 15 - 8 - 1947
C. 15 - 8 - 1948
D. 15 - 8 - 1949
- Câu 24 : Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị Ianta?
A. Tại Liên Xô vào ngày 4 đến 11/2/1945.
B. Tại Mĩ vào ngày 14 đến 22/2/1945.
C. Tại Anh vào ngày 16 đến 24/2/1945.
D. Tại Pháp vào ngày 24 đến 28/2/1945.
- Câu 25 : Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn giữa thế kỉ XIX dẫn đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là gì?
A. Tăng cường các thứ thuế vô lí, bóc lột kiệt quệ quần chúng nhân dân.
B. Không thực hiện cải cách dân chủ, duy tân đất nước.
C. Thần phục triều Thanh, xa lánh các nước phương Tây.
D. “Cấm đạo” xua đuổi và xử tội giáo sĩ phương Tây.
- Câu 26 : Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) đạt được kết quả nào sau đây?
A. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
- Câu 27 : Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là
A. Đã thành lập được Chính phủ cách mạng lâm thời
B. Đã lật đổ được chính quyền thực dân phong kiến
C. Giai cấp công nhân đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác
D. Đảng Cộng Sản lãnh đạo, thành lập chính quyền Xô Viết và liên minh công - nông
- Câu 28 : Năm 1961, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái đất.
B. Chế tạo thành công tên lửa vượt đại châu
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử
D. Phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vào không gian.
- Câu 29 : Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (1-1975) là
A. Chứng tỏ được khả năng thắng lợi của quân ta
B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh của” Mỹ
C. Buộc Mỹ phải rút quân về nước
D. Hoàn thành nhiệm vụ đánh cho ngụy nhào
- Câu 30 : Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch nào?
A. “Tố cộng, diệt cộng” toàn miền Nam
B. “Thà bắn nhầm còn hơn bỏ sót” trên toàn miền Nam
C. Đặt Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật
D. “Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc” trên toàn miền Nam
- Câu 31 : Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Đòi quyền lợi kinh tế, chính trị
B. Đòi quyền tự do, dân chủ
C. Đòi quyền lợi về kinh tế
D. Đòi quyền lợi về chính trị
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử Lịch Sử 2019 có lời giải chi tiết cực hay !!
- - Tổng hợp đề thi Lịch Sử mức độ thông hiểu - vận dụng cao !!
- - Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án !!
- - 8 Đề luyện tập môn Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG môn Lịch Sử cực hay có đáp án !!