Lượng tử ánh sáng
- Câu 1 : Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?
A Êlectron bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng.
B Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.
C Êlectron bứt ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác
D Êlectron bứt ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
- Câu 2 : Chọn câu đúngChiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng.
A 0,1 μm.
B 0,2 μm.
C 0,3 μm.
D 0,4 μm.
- Câu 3 : Ánh sáng có bước sóng 0,60 μm có thể gây ra hiện tượng quang điện ở chất nào dưới đây?
A Xesi.
B Kali.
C Natri.
D A, B, C đều sai
- Câu 4 : Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 μm. Tính công thoát của êlectron khỏi kẽm. Cho 1 eV = 1,6.10-19 J.
A 3,05eV
B 3,55eV
C 3,45eV
D 2,75eV
- Câu 5 : Suất điện động của một pin quang điện có đặc điểm nào dưới đây?
A Có giá trị rất lớn.
B Có giá trị rất nhỏ.
C Có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài.
D Chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.
- Câu 6 : Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A Tia lửa điện.
B Hồ quang.
C Bóng đèn ống.
D Bóng đèn pin.
- Câu 7 : Chọn câu đúng. Trạng thái dừng là
A Trạng thái êlectron không chuyển động quanh hạt nhân.
B Trạng thái hạt nhân không dao động.
C Trạng thái đứng yên của nguyên tử.
D Trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.
- Câu 8 : Xét ba mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử hiđrô (Hình vẽ). Một phôtôn có năng lượng bằng EM - EK bay đến gặp nguyên tử này. Nguyên tử sẽ hấp thụ phôtôn và chuyển trạng thái như thế nào?
A Không hấp thụ.
B Hấp thụ nhưng không chuyển trạng thái.
C Hấp thụ rồi chuyển dần từ K lên L rồi lên M.
D Hấp thụ rồi chuyển thẳng từ K lên M.
- Câu 9 : Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử hiđrô (Hình vẽ). Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn trong chùm có năng lượng là ε = EM - EK. Sau đó nghiên cứu quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử trên. Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ?
A Một vạch.
B Hai vạch.
C Ba vạch.
D Bốn vạch.
- Câu 10 : Ion crôm trong hồng ngọc phát ra ánh sáng đỏ bước sóng 0,694 μm. Tính hiệu giữa hai mức năng lượng mà khi chuyển hai mức đó, ion crôm phát ra ánh sáng nói trên.
A 1,55eV
B 1,67eV
C 1,79eV
D 1,89eV
- Câu 11 : Chọn câu đúng. Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu gì
A Trắng
B Xanh.
C Đỏ.
D Vàng.
- Câu 12 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A Độ đơn sắc
B Độ định hướng.
C Cường độ lớn.
D Công suất lớn.
- Câu 13 : Bút laze mà người ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào?
A
Khí.
B Lỏng.
C Rắn.
D Bán dẫn.
- Câu 14 : Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A ánh sáng màu tím.
B ánh sáng màu vàng.
C ánh sáng màu đỏ.
D ánh sáng màu lục
- Câu 15 : Một chất có khả năng phát ra một phôtôn có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi một bức xạ 0,4 μm. Cho h = 6,625.10-34Js, c = 3.108m/s, tìm năng lượng bị mất đi trong quá trình phát quang trên.
A 9,9375.10-20J
B 1,25.10-19J
C 2,99.10-20J
D 8.10-20J
- Câu 16 : Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A 12r0.
B 4r0.
C 9r0.
D 16r0.
- Câu 17 : Êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ mức năng lượng thứ 3 về mức năng lượng thứ nhất. Tính năng lượng của phôtôn phát ra? Cho biết năng lượng của nguyên tử hiđro ở mức năng lượng thứ n là ${E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}(eV)$. Hằng số Plăng h = 6,625.10-34 (J.s)
A 11,088eV
B 12,088eV
C 13,088eV
D 14,088eV
- Câu 18 : Êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ mức năng lượng thứ 3 về mức năng lượng thứ nhất. Tính tần số của phôtôn phát ra đó? Cho biết năng lượng của nguyên tử hiđro ở mức năng lượng thứ n là ${E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}(eV)$. Hằng số Plăng h = 6,625.10-34 (J.s)
A 2,52.1014Hz
B 2,52.1015Hz
C 2,92.1014Hz
D 2,92.1015Hz
- Câu 19 : Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 mm với công suất 0,8 W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 mm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là
A 1.
B $\frac{{20}}{9}$.
C 2.
D $\frac{3}{4}$.
- Câu 20 : Biết hằng số Plăng h = 6,625.10–34 J.s và độ lớn của điện tích electron là 1,6.10–19 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng –1,514 eV sang trang thái dừng có năng lượng –3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A 2,571.1013 Hz.
B 4,572.1014 Hz.
C 3,879.1014 Hz.
D 6,542.1012 Hz.
- Câu 21 : Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức :\({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}eV\,\,\left( {n = 1;2;3;...} \right)\). Khi electron trong nguyên tử Hydro chuyển từ quĩ đạo dừng thứ n = 3 sang quĩ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử Hydro phát ra photon ứng với bức xạ có bước sóng bằng:
A 0,4350 μm
B 0,4861 μm
C 0,6576 μm
D 0,4102 μm
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về mẫu nguyên tử Borh?
A Trong trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
B Trong trạng thái dừng, nguyên tử có bức xạ.
C Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em (Em < En) thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng (En – Em).
D Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng.
- Câu 23 : Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại khi:
A Chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.
B Tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với vật đã bị nhiễm điện khác.
C Kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.
D Đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.
- Câu 24 : Chiếu một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện ngoài là λ0 thì thấy có hiện tượng quang điện xảy ra (electron bứt ra khỏi kim loại). Khi đó, ta có mối quan hệ đúng là (c tốc độ photon trong chân không)
A \({\lambda _0} > \lambda \)
B \(\lambda \ge \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
C \(\lambda < \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
D \(\lambda \le {\lambda _0}\)
- Câu 25 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein thì một hạt ánh sáng (photon) của ánh sáng đơn sắc có tần số f phải có năng lượng là
A \(\varepsilon = hf\)
B \(\varepsilon = \frac{{{\rm{hc}}}}{f}\).
C \(\varepsilon = \frac{{\rm{h}}}{f}\).
D \(\varepsilon = \frac{{\rm{c}}}{f}\).
- Câu 26 : Cường độ dòng quang điện bão hòa
A Tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích
B Tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích
C Không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích
D Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ chùm sáng kích thích
- Câu 27 : Chọn câu phát biểu sai về photon:
A Ánh sáng tím có photon giống hệt nhau
B Năng lượng của mỗi photon không đổi trong quá trình lan truyền
C Photon chuyển động dọc theo tia sáng
D Trong chân không photon chuyển động với tốc độ c = 3.108 m/s.
- Câu 28 : Trong thí nghiệm Hec-xơ, nếu sử dụng ánh sáng hồ quang điện sau khi đi qua tấm kính thủy tinh thì
A Hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra khi cường độ của chùm sáng kích thích đủ lớn.
B Hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì giới hạn quang điện của kẽm là ánh sáng nhìn thấy.
C Hiệu ứng quang điện không xảy ra vì thủy tinh hấp thụ hết tia tử ngoại.
D Hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì thủy tinh hấp thụ hết tia tử ngoại
- Câu 29 : Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì:
A Tấm kẽm mất dần điện tích dương.
B Tấm kẽm trở nên trung hòa về điện.
C Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
D Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
- Câu 30 : Giới hạn quang điện phụ thuộc vào:
A Bản chất của kim loại
B Điện áp giữa anốt và catốt của tế bào quang điện
C Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catốt
D Điện trường giữa anốt và catốt
- Câu 31 : Cho biết công thoát của Kali là \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}3,{6.10^{ - 19}}J\) Error! Digit expected.. Chiếu vào Kali lần lượt bốn bức xạ \({\lambda _1} = 0,4\mu m;{\rm{ }}{\lambda _2} = 0,5\mu m{\rm{ }};{\rm{ }}{\lambda _3} = 0,6\mu m;{\rm{ }}{\lambda _4} = 0,7\mu m\) . Những bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với Kali?
A \({\lambda _3}\) và \({\lambda _4}\)
B \({\lambda _1}\) và \({\lambda _2}\)
C chỉ có \({\lambda _1}\)
D \({\lambda _1},{\lambda _2}\) và \({\lambda _3}\)
- Câu 32 : Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng \(0,38\mu m\) . Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng:
A 5,23. 10-20 J
B 2,49.10-31 J
C 5,23.10-19 J
D 2,49.10-19 J
- Câu 33 : Giới hạn quang điện của kim loại Natri là \({\lambda _0} = {\rm{ }}0,50\mu m\) . Công thoát electron của Natri là
A 2,48eV
B 4,48eV
C 3,48eV
D 1,48eV
- Câu 34 : Đồ thị nào dưới đây vẽ đúng đường đặc trưng Vôn - Ampe của tế bào quang điện?
A Hình A
B Hình B
C Hình C
D Hình D
- Câu 35 : Khi đã có dòng quang điện thì nhận định nào sau đây là sai?
A Hiệu điện thế UAK có thể mang giá trị âm
B Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm sáng kích thích
C Cường độ dòng quang điện bão hòa phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa catốt và anốt
D Một phần năng lượng của photon dùng để thực hiện công thoát electron
- Câu 36 : Cường độ chùm sáng chiếu vào catốt tế bào quang điện tăng thì:
A Cường độ dòng quang điện bão hòa tăng
B Điện áp hãm tăng
C Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron tăng
D Giới hạn quang điện của kim loại tăng
- Câu 37 : Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đây là sai?
A Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện thay đổi.
B Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng.
C Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng.
D Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng.
- Câu 38 : Động năng ban đầu cực đại của quang electron tách khỏi kim loại khi chiều sáng thích hợp không phụ thuộc vào:
A Tần số của ánh sáng kích thích.
B Bước sóng của ánh sáng kích thích.
C Bản chất kim loại dùng làm ca tốt.
D Cường độ của chùm sáng kích thích.
- Câu 39 : Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng?
A Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt
B Khi bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng càng ít thể hiện
C Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa.
D Khi bước sóng của ánh sáng càng dài thì tính chất hạt ít thể hiện, tính chất sóng thể hiện càng rõ nét.
- Câu 40 : Biết công thoát của các kim loại : canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu bức xạ có bước sóng \(0,33{\rm{ }}\mu m\) vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra với các kim loại nào sau đây ?
A Kali và đồng.
B Kali và canxi.
C Bạc và đồng.
D Canxi và bạc.
- Câu 41 : Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là \(1,88\mu m\) . Lấy c = 3.108m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
A 1,452.1014 Hz.
B 1,596.1014Hz.
C 1,875.1014Hz.
D 1,956.1014Hz.
- Câu 42 : Chọn câu trả lời đúng. Giới hạn quang điện của Natri là \(0,5\mu m.\) Công thoát của Kẽm lớn hơn của Natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là
A \(0,7\mu m\)
B \(0,36\mu m\)
C \(0,9\mu m\)
D \(0,63\mu m.\)
- Câu 43 : Một tấm kim loại có công thoát A, người ta chiếu vào kim loại chùm sáng có năng lượng của photon là hf thì các electron quang điện được phóng ra có động năng ban đầu cực đại là K. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới tăng gấp đôi thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là:
A K + hf
B K + A
C 2K
D K + A + hf
- Câu 44 : Lần lượt chiếu vào catốt của một tế bào quang điện các bức xạ điện từ gồm các bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = {\rm{ }}0,26\mu m\) và bức xạ có bước sóng \({\lambda _2} = {\rm{ }}1,2{\lambda _1}\) thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện bứt ra từ catốt lần lượt là v1 và v2 với \({v_2} = {\rm{ }}3{v_1}/4\) . Giới hạn quang điện \({\lambda _0}\) của kim loại làm catốt nay là
A \(0,42\mu m\)
B \(1,00{\rm{ }}\mu m\)
C \(0,90{\rm{ }}\mu m\)
D \(1,45{\rm{ }}\mu m\)
- Câu 45 : Chiếu chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66μm. Hiệu điện thế cần đặt giữa anốt và catốt để triệt tiêu dòng quang điện là:
A 0,2V
B -0,2V
C 0,6V
D -0,6V
- Câu 46 : Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1}\) và \({\lambda _2}\) vào một tấm kim loại. Các electron bật ra với vận tốc ban đầu cực đại lần lượt là v1 và v2 với \({v_1} = {\rm{ }}2{v_2}\) . Tỉ số các hiệu điện thế hãm \({U_{h1}}/{U_{h2}}\) để dòng quang điện triệt tiêu là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 47 : Trong 10s, số electron đến được anốt của tế bào quang điện là 3.1016. Cường độ dòng quang điện lúc đó là:
A 0,48A
B 4,8A
C 0,48mA
D 4,8mA
- Câu 48 : Catốt của một tế bào quang điện làm bằng Xeđi được chiếu bởi bức xạ có \(\lambda = {\rm{ }}0,3975\mu m\) . Cho cường độ dòng quang điện bão hòa \(2\mu A\) và hiệu suất quang điện H = 0,5%. Số photon tới catốt trong mỗi giây là:
A 1,5.1015 photon
B 2.1015 photon
C 2,5.1015 photon
D 5.1015 photon
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất