Đề thi thử THPT QG môn vật lí trường THPT Chuyên T...
- Câu 1 : Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: cam, lam, và tím. Gọi vc, vl, vt lần lượt là tốc độ của tia cam, tia lam, tia tím trong nướC. Hệ thức đúng là:
A vc > vl > vt
B vc = vl = vt
C vc < vl < vt
D vc = vl < vt
- Câu 2 : Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần \(R = 100\sqrt 2 \Omega \), cuộn cảm thuần L = 5/3π H và tụ điện \(C = {{{{5.10}^{ - 4}}} \over {6\pi }}F\) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát điện và điện trở dây nối. Máy phát điện có số cặp cực không đổi, tốc độ quay của roto thay đổi được. Khi tốc độ quay của roto bằng n (vòng/phút) thì công suất của mạch đạt giá trị lớn nhất bằng 161,5W. Khi tốc độ quay của roto bằng 2n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ của mạch là:
A 136W
B 126W
C 148W
D 125W
- Câu 3 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm tụ điện có điện dung \(0,0625\mu F\) và một cuộn dây thuần cảm. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \(60mA\). Tại thời điểm điện tích trên một bản tụ có độ lớn \(1,5\mu C\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(30\sqrt 3 mA\). Độ tự cảm của cuộn dây là:
A \(50mA\)
B \(40mA\)
C \(60mA\)
D \(70mA\)
- Câu 4 : Một đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 = 200Ω và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 = 150Ω và cuộn dây thuần cảm độ tự cảm L mắc nối tiếp. Điện dung C không đổi, độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều uAB = U0 cos100πt (V); U0 không đổi. Khi L = L0 = 1,88/π H thì góc lệch pha giữa điện áp uMB và uAB đạt giá trị lớn nhất. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB đạt giá trị lớn nhất thì độ tự cảm L gần giá trị nào nhất sau đây?
A 1,98H
B 2,1H
C 2,4H
D 1,86H
- Câu 5 : Hai chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox với O là vị trí cân bằng theo các phương trình \({x_1} = 2\cos \left( {\omega t + {\pi \over 3}} \right)cm;{x_2} = 2\sqrt 3 \cos \left( {\omega t - {{5\pi } \over 6}} \right)cm\). Giả thiết trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động của chúng?
A 4cm
B \(2\sqrt 7 cm\)
C \(3\sqrt 5 cm\)
D \(5\sqrt 2 cm\)
- Câu 6 : Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo công thức \({E_n} = - {{13,6} \over {{n^2}}}eV\) (n = 1; 2; 3;...). Khi chiếu lần lượt hai photon có năng lượng 10,2eV và 12,75eV vào đám nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản thì đám nguyên tử
A chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 10,2eV
B hấp thụ được cả hai photon
C không hấp thụ được photon nào
D chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 12,75eV
- Câu 7 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi mạch hoạt động, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Hệ thức đúng là:
A \({I_0} = {U_0}\sqrt {{C \over L}} \)
B \({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \)
C \({U_0} = {I_0}\sqrt {LC} \)
D \({U_0} = {I_0}\sqrt {{C \over L}} \)
- Câu 8 : Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Nếu \(\omega = {1 \over {\sqrt {LC} }}\) thì
A điện áp hiệu dụng trên điện trở đạt giá trị nhỏ nhất
B dòng điện vuông pha với điện áp hai đầu mạch
C điện áp hiệu dụng trên tụ điện và cuộn cảm bằng nhau
D tổng trở mạch đạt giá trị lớn nhất
- Câu 9 : Từ thông qua một khung dây dẫn kín có biểu thức \(\Phi = {2 \over \pi }c{\rm{os}}\left( {100\pi t} \right)\) (ϕ tính bằng Wb; thời gian t tính bằng giây). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có giá trị hiệu dụng bằng
A 200V
B \(200\sqrt 2 V\)
C \(100\sqrt 2 V\)
D 100V
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất