Top 4 Đề thi Học kì 2 GDCD 9 có đáp án !!
- Câu 1 : Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
- Câu 2 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 3 : Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?
A. Có.
B. Không.
C. Tùy từng trường hợp.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 4 : A.
A. Cá nhân
B. Tổ chức
C. cá nhân và tổ chức.
D. Cơ quan hành chính.
- Câu 5 : Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.
- Câu 6 : Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là
A. hành vi vi phạm pháp luật.
B. tính chất phạm tội.
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể.
- Câu 7 : Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?
A. 21/5/1990
B. 21/4/1991
C. 21/5/1994.
D. 21/5/1993.
- Câu 8 : Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
A. Người bị khởi tố dân sự.
B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
- Câu 9 : Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử
A. Người đang bị quản thúc.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Câu 10 : Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
- Câu 11 : Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?
A. Kích động người dân biểu tình.
B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.
C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.
D. Cả A,B,C, D.
- Câu 12 : Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
D. Cả A,B, C.
- Câu 13 : Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 1,5 - 2 triệu.
B. Từ 2 – 3 triệu.
C. Từ 3 – 5 triệu.
D. Từ 5 – 7 triệu.
- Câu 14 : Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Kỉ luật.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Câu 15 : Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?
A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.
C. Tham gia hiến máu nhân đạo.
D. Cả A,B, C.
- Câu 16 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?
A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật
B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ
C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy
D. Cả A,C
- Câu 17 : Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
- Câu 18 : Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.
B. Sống có đạo đức.
C. Sống có văn hóa.
D. Sống có trách nhiệm.
- Câu 19 : Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
- Câu 20 : Đối tượng của vi phạm hành chính là
A. Cá nhân
B. Tổ chức
C. cá nhân và tổ chức.
D. Cơ quan hành chính.
- Câu 21 : "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung.
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Câu 22 : Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?
A. 22 tuổi.
B. 24 tuổi
C. 25 tuổi.
D. 27 tuổi.
- Câu 23 : Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật
B. Pháp luật.
C. Sống có đạo đức.
D. Đạo đức.
- Câu 24 : Nhà nước ta quy định cấm nhận trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây vào làm việc ?
A.Dưới 16tuổi.
B.Dưới 15tuổi.
C.Dưới 17 tuổi.
D.Dưới 18 tuổi.
- Câu 25 : Nhà nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là:
A.Nam ,nữ 18 tuổi.
B.Nam nữ 20 tuổi
C.Nam 20 tuổi,nữ 22 tuôi.
D.Nam 20 tuổi,nữ 18 tuổi.
- Câu 26 : Hôn nhân hợp pháp được nhà nước thừa nhận là cuộc hôn nhân
A.có tổ chức hôn lễ..
B.có giấy chứng nhận kết hôn.
C.nam nữ kết hôn đúng độ tuổi.
D.nam ,nữ tự nguyện
- Câu 27 : Kéo dài thời gian thử việc là hành vi vi phạm luật lao động của :
A.Người sử dụng lao động
B.Người lao động.
C.Người quá tổi lao động
D.Người chưa đến độ tuổi lao động.
- Câu 28 : Câu ca dao, tục ngữ,quan điểm nào sau đây vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
A.chồng chúa vợ tôi.
B.đỉa đeo chân hạc.
C.đàn ông năm thê bảy thiếp
D.môn đăng hậu đối.
- Câu 29 : Năng lực trách nhiệm pháp lí của mỗi người được nhà nước quy định phụ thuộc vào mấy yếu tố?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 30 : Pháp luật qui định độ tuổi phải chiụ trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm:
A.đủ 16 tuổi
B.đủ 14 tuổi
C.đủ 15 tuổi
D.đủ 17 tuổi
- Câu 31 : Vi phạm pháp luật hình sự là:
A..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự
B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự.
C.hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
D.hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
- Câu 32 : Vi phạm pháp luật dân sự là:
A..hành vi gâynguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
B..hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
C..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự
D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
- Câu 33 : Vi phạm pháp luật hành chính là:
A. hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm
B.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
C.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
- Câu 34 : Vi phạm kỉ luật là:
A.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
C.hành vi vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
- Câu 35 : Ông Ba buôn bán ma túy trái phép. Ông Ba đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật
- Câu 36 : Anh An đi xe ô tô, đến ngã ba anh vượt đèn đỏ. Anh An phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
- Câu 37 : Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Lan thường xuyên nghỉ học không có lí do.
B. Chị Hoa buôn bán trẻ em sang trung Quốc.
C. Bà Hà lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.
D. Anh Hùng Chiếm đoạt tài sản của em trai mình.
- Câu 38 : Trong kì thi học kì, Quỳnh đã sử dụng điện thoại di động. Quỳnh đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
- Câu 39 : Để thu lãi cao, bà Tân đã mua lợn chết do mắc bệnh với giá rẻ về chế biến để bán với giá cao. Bà Tân phải chịu trách nhiệm gì?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
- Câu 40 : Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh Phi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Anh Đông và mấy thanh niên đá bóng dưới lòng đường.
C. Bác An trồng rau sạch, chất lượng cao để bán
D. Chị Huệ thường đổ rác xuống lòng đường.
- Câu 41 : Quyền tham gia bầu cử và ứng cử của công dân theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền gì sau đây?
A. Quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Quyền dân chủ của công dân.
A. Quyền thăng tiến của công dân.
D. Quyền bình đẳng của công dân.
- Câu 42 : Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.
B. Quyền tố cáo của công dân.
C. Quyền khiếu nại của công dân.
D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.
- Câu 43 : Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phát huy tính tự do của công dân.
B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân.
D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân.
- Câu 44 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ công khai.
B. Dân chủ đa số.
C. Dân chủ gián tiếp.
D. Dân chủ trực tiếp.
- Câu 45 : Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?
A. Quyền dân biết về các công việc chung.
B. Quyền dân bàn về các công việc chung.
C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.
D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.
- Câu 46 : Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do dân chủ.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Câu 47 : Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.
D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.
- Câu 48 : Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.
B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.
C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.
D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Câu 49 : Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?
A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.
B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.
C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.
D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.
- Câu 50 : Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.
D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.
- Câu 51 : Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.
B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương.
C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.
D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.
- Câu 52 : Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc?
A. Trốn tập quân sự trong trường học.
B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.
C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.
D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.
- Câu 53 : Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?
A.Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ
B.Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này
C.Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ
D.Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm
- Câu 54 : Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người
A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau
B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc
C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình
D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật
- Câu 55 : Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có.Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều.Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình.Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?
A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ
B. Người sống thiếu tình cảm gia đình
C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con
D. Con người có cá tính, thích độc lập
- Câu 56 : Em hãy lựa chọn trong số những việc làm sau để rèn luyện ý thức pháp luật cho mình
A.Hạn chế ra ngoài đường để không vi phạm pháp luật
B.Học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật để trang bị cho mình
C.Tích cực, tự giác trong các phong trào văn nghệ
D.Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật
- Câu 57 : Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật
A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội
B.Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
C.Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập
D.Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường
- Câu 58 : Chị Hằng đã có gia đình nhưng chồng đi công tác xa.Ở nhà chị có quan hệ lén lút với người đàn ông khác.Em nhận thấy chị Hằng trong câu chuyện trên là người như thế nào ?
A. Sống vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục của xã hội
B. Không có đạo đức và không tuân theo pháp luật
C. Sống vô trách nhiệm với chồng và gia đình hai bên
D. Là người ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của mình.
- Câu 59 : Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.
- Câu 60 : Nhà nước ta quy định cấm nhận trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây vào làm việc ?
A.Dưới 16tuổi.
B.Dưới 15tuổi.
C.Dưới 17 tuổi.
D.Dưới 18 tuổi.
- Câu 61 : Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng
A. 1 con đường duy nhất.
B. 2 con đường.
C. 3 con đường
D. 4 con đường.
- Câu 62 : Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
- Câu 63 : Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?
A. Xây dựng Tổ quốc.
B. Phá hoại Tổ quốc.
C. Ngoại giao với các nước khác.
D. Trang bị vũ khí hiện đại.
- Câu 64 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ công khai.
B. Dân chủ đa số.
C. Dân chủ gián tiếp.
D. Dân chủ trực tiếp.
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 Chí công vô tư
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 Tự chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 Dân chủ và kỷ luật
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 Hợp tác cùng phát triển
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 Năng động, sáng tạo
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 9 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- - Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên