Các định luật về chất khí
- Câu 1 : Hệ thức đúng của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:
A \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)
B \(pV = c{\rm{onst}}\)
C \(\frac{p}{V} = const\)
D \(\frac{V}{p} = const\)
- Câu 2 : Hệ thức không phải của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:
A \(p \sim \frac{1}{V}\)
B \(V \sim \frac{1}{p}\)
C \(V \sim p\)
D \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
- Câu 3 : Trong tọa độ \(\left( {p,V} \right)\) đường đẳng nhiệt là:
A Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
B Đường hypebol
C Đường thẳng song song với trục OV
D Cung parabol
- Câu 4 : Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A Hình A
B Hình B
C Hình C
D Hình D
- Câu 5 : Một lượng khí xác định ở áp suất \(3{\rm{a}}tm\) có thể tích là \(10\) lít. Thể tích của khối khí khi nén đẳng nhiệt đến áp suất \(6{\rm{a}}tm\)?
A 1,5 lít
B 12 lít
C 20 lít
D 5 lít
- Câu 6 : Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là \(1,43kg/{m^3}\). Khối lượng oxi ở trong bình kín thể tích \(6\) lít, áp suất \(150atm\) nhiệt độ \({0^0}C\) là:
A 2,2kg
B 2,145kg
C 1,287kg
D 1,43kg
- Câu 7 : Thể tich và áp suất của một lượng khí xác định có giá trị là bao nhiêu? Biết nếu áp suất tăng thêm \({5.10^5}Pa\) thì thể tích khí thay đổi \(5l\), nếu áp suất tăng thêm \({2.10^5}Pa\) thì thể tích của khối khí thay đổi \(3l\). Biết quá trình biến đổi trạng thái có nhiệt độ không đổi
A \(p = 5,{4.10^5}Pa,V = 8,6l\)
B \(p = {4.10^5}Pa,V = 9l\)
C \(p = 2,{5.10^5}Pa,V = 9l\)
D \(p = {2.10^5}Pa,V = 6l\)
- Câu 8 : Dùng một bơm tay để bơm không khí vào quả bóng thể tích 2 lít có áp suất bên trong là 1atm. Áp suất bên trong quả bóng là bao nhiêu sau 60 lần bơm, biết mỗi lần bơm được 50cm3 không khí vào quả bóng. Coi quá trình bơm nhiệt độ là không đổi
A 1atm
B 2,5atm
C 0,4atm
D 0,8atm
- Câu 9 : Biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ \(\left( {p--T} \right)\). Mối quan hệ đúng về các thể tích \({V_1},{V_2}\) là:
A \({V_1}\; > {V_2}\)
B \({V_1}\; < {V_2}\)
C \({V_1}\; = {V_2}\)
D \({V_1}\; \ge {V_2}\)
- Câu 10 : Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.
A Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.
B Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ Celsius.
D Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ Celsius.
- Câu 11 : \({t_1},{\rm{ }}{t_2}\) là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius. \({T_1},{T_2}\) là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là:
A \(\frac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\)
B \({T_1} = {T_2} - {t_2} + {t_1}\)
C \(\frac{{{t_1} + {t_2}}}{2} = \frac{{{T_1} + {T_2}}}{2}\)
D \(\frac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
- Câu 12 : Một bóng đèn có nhiệt độ khi tắt là \({25^0}C\), khi sáng là \({323^0}C\), thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là:
A 10,8 lần.
B 2 lần.
C 1,5 lần.
D 12,92 lần.
- Câu 13 : Khi đung nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng \({1^0}C\) thì áp suất khí tăng thêm \(\frac{1}{{360}}\) áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là:
A \({73^0}C\)
B \({37^0}C\)
C \({87^0}C\)
D \({78^0}C\)
- Câu 14 : Một săm xe được bơm căng không khí có áp suất \(2{\rm{a}}tm\) và nhiệt độ \({20^0}C\). Săm xe chịu được áp suất lớn nhất là \(2,4atm\), hỏi săm xe có bị nổ không khi nhiệt độ bên trong săm tăng lên đến \({42^0}C\)?
A Không bị nổ
B Bị nổ
C Đề bài không đủ dữ kiện
D Không xác định được
- Câu 15 : Một bóng đèn dây tóc chưa sáng chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ \({27^0}C\) khi bóng đèn phát sáng ở nhiệt độ \({105^0}C\) thì áp suất thay đổi một lượng là \(0,2{\rm{a}}tm\) tính áp suất bên trong bóng đèn trước khi thắp sáng.
A \(0,56atm\)
B \(0,77{\rm{a}}tm\)
C \(1,23{\rm{a}}tm\)
D \(0,84{\rm{a}}tm\)
- Câu 16 : Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở \({23^0}C\) có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài \(\left( {1{\rm{ }}atm} \right)\). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài \(1,2{\rm{ }}atm\). Nếu nồi được đung nóng tới \({160^0}C\) thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiểu?
A Chưa; 1,46 atm.
B Rồi; 6,95 atm.
C Chưa; 0,69 atm.
D Rồi; 1,46 atm.
- Câu 17 : Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp ở hai áp suất khác nhau được biểu diễn như hình sau: Quan hệ giữa \({p_1}\) và \({p_2}\) là:
A Không so sánh được
B \({p_1} < {p_2}\)
C \({p_1} = {p_2}\)
D \({p_1} > {p_2}\)
- Câu 18 : Biểu thức nào sau đây không đúng cho quá trình đẳng áp của một khối khí
A \({V_1}{T_2} = {V_2}{T_1}\)
B \(\frac{V}{T} = const\)
C \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)
D \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
- Câu 19 : Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là \({27^0}C\) . Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp biết thể tích của khối khí tăng lên 3 lần.
A \(300K\)
B \({300^0}C\)
C \(900K\)
D \({900^0}C\)
- Câu 20 : Ống thủy tinh tiết diện S một đầu kín, một đầu ngăn bởi giọt thủy ngân. Chiều dài cột không khí bên trong ống thủy tinh là \({l_1} = 20cm\), nhiệt độ bên trong ống là \({27^0}C\). Chiều cao của cột không khí bên trong ống khi nhiệt độ tăng thêm \({10^0}C\) là bao nhiêu? Coi quá trình biến đổi trạng thái với áp suất không đổi.
A \(22cm\)
B \(19,68cm\)
C \(20,67cm\)
D \(18,96cm\)
- Câu 21 : Một bình cầu thể tích \(45c{m^3}\) chứa khí lí tưởng được nối với một ống khí hình trụ tiết diện \(0,1c{m^2}\) một đầu được chặn bởi giọt thủy ngân. Ở nhiệt độ \({20^0}C\) chiều dài cột khí trong ống là \(10cm\), xác định chiều dài của cột không khí trong ống khi nhiệt độ tăng đến \({25^0}C\) biết rằng áp suất của khí quyển là không đổi.
A \(17,85cm\)
B \(23cm\)
C \(45cm\)
D \(20,9cm\)
- Câu 22 : \(12g\) khí chiếm thể tích \(4l\) ở \({7^0}C\), sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là \(1,2g/l\) . Nhiệt độ của khí sau khi nung nóng có giá trị là:
A \(300K\)
B \(250K\)
C \(560K\)
D \(700K\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất