- Ôn tập khúc xạ ánh sáng (có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là
A n21 = n1/n2.
B n21 = n2/n1.
C n21 = n2 – n1.
D n12 = n1 – n2.
- Câu 2 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
D khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
- Câu 3 : Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
B tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
C tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
D một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
- Câu 4 : Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A sini = n
B sini = 1/n
C tani = n
D tani = 1/n
- Câu 5 : Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30° so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là
A 11,5 cm
B 34,6 cm
C 63,7 cm
D 44,4 cm
- Câu 6 : Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30° so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là
A 11,5 cm
B 34,6 cm
C 51,6 cm
D 85,9 cm
- Câu 7 : Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng chiết suất n, cách mặt chất lỏng một khoảng 12 cm, phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 cm. Chiết suất của chất lỏng đó là
A n = 1,12
B n = 1,20
C n = 1,33
D n = 1,40
- Câu 8 : Cho chiết suất của nước n = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S mằn ở đáy một bể nước sâu 1,2 (m) theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng bằng
A 1,5 m
B 80 cm
C 90 cm
D 1,0 m
- Câu 9 : Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2 m, chiết suất của nước là n = 4/3. Độ sâu của bể là
A h = 90 cm
B h = 10 dm
C h = 16 dm
D h = 1,8 m
- Câu 10 : Một người nhìn xuống đáy một chậu nước (n = 4/3). Chiều cao của lớp nước trong chậu là 20 cm. Người đó thấy đáy chậu dường như cách mặt nước một khoảng bằng
A 10 cm
B 15 cm
C 20 cm
D 25 cm
- Câu 11 : Một bản mặt song song có bề dày 10 cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 45° khi đó tia ló khỏi bản sẽ
A hợp với tia tới một góc 45°.
B vuông góc với tia tới.
C song song với tia tới.
D vuông góc với bản song song.
- Câu 12 : Một bản mặt song song có bề dày 10 cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản song song một tia sáng SI có góc tới 45°. Khoảng cách giữa tia tới và tia ló là
A a = 6,16 cm.
B a = 4,15 cm.
C a = 3,29 cm.
D a = 2,86 cm.
- Câu 13 : Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là
A igh = 41° 48’.
B igh = 48° 35’.
C igh = 62° 44’.
D igh = 38° 26’.
- Câu 14 : Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là
A i ≥ 62°44’
B i < 62°44’
C i < 41°48’
D i < 48°35’
- Câu 15 : Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới
A i < 49°.
B i > 42°.
C i > 49°.
D i > 43°.
- Câu 16 : Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4 cm. ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n = 1,33. Đinh OA ở trong nước, cho OA = 6 cm. Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là
A OA’ = 3,64 cm.
B OA’ = 4,39 cm
C OA’ = 6,00 cm.
D OA’ = 8,74 cm.
- Câu 17 : Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 45°. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là
A D = 70° 32’.
B D = 45°.
C D = 25° 32’.
D D = 12° 58’.
- Câu 18 : Một chậu nước chứa một lớp nước dày 24 cm, chiết suất của nước là n = 4/3. Mắt đặt trong không khí, nhìn gần như vuông góc với mặt nước sẽ thấy đáy chậu dường như cách mặt nước một đoạn bằng
A 6 cm.
B 8 cm.
C 18 cm.
D 23 cm.
- Câu 19 : Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất n = 4/3. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 cm, nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước là
A 30 cm.
B 45 cm.
C 60 cm.
D 70 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất