Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Gi...
- Câu 1 : Chọn đáp án sai khi nói về dao động cơ điều hoà với biên độ A?
A Khi vật đi từ vị ví cân bằng ra biên thì độ lớn của gia tốc tăng.
B Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chiều của vận tốc ngược với chiều của gia tốc.
C Quãng đường vật đi được trong một phần tư chu kỳ dao động là A.
D Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì chiều của vận tốc cùng với chiều của gia tốc.
- Câu 2 : So với hạt nhân \(_{14}^{29}Si\) hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn
A 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
B 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
C 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
D 5 nơtrôn và 12 prôtôn.
- Câu 3 : Cho một con lắc lò xo có độ cứng là k, khối lượng vật m = 1kg. Treo con lắc trên trần toa tầu ở ngay phía trên trục bánh xe. Chiều dài thanh ray là L =12,5m. Tàu chạy với vận tốc 54km/h thì con lắc dao động mạnh nhất. Độ cứng của lò xo là
A 56,8N/m.
B 100N/m.
C 736N/m.
D 73,6N/m.
- Câu 4 : Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm 5mH và tụ điện có điện dung 50µF. Chu kỳ dao động riêng của mạch là
A (ms).
B (s).
C 4.103(s).
D 10
- Câu 5 : Trên một sợi dây dài 1,5m, có sóng dừng được tạo ra, ngoài 2 đầu dây người ta thấy trên dây còn có 4 điểm không dao động. Biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 45m/s. Tần số sóng bằng
A 45Hz.
B 60Hz.
C 75Hz.
D 90Hz.
- Câu 6 : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = 3cos(10/6)(cm) và x2 = 7cos(10/6)(cm). Dao động tổng hợp có phương trình là
A x = 10cos(10/6)(cm).
B x = 10cos(10/3)(cm).
C x = 4cos(10/6)(cm).
D x = 10cos(20/6)(cm).
- Câu 7 : Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Hệ số công suất cos của mạch bằng
A 0,5
B
C
D 1/4
- Câu 8 : Chọn câu trả lời không đúng trong các câu sau:
A Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm.
B Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì cảm giác âm càng to.
C Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
D Tai con người nghe âm cao cảm giác “to” hơn nghe âm trầm khi cùng cường độ âm.
- Câu 9 : Lò xo của một con lắc lò xo thẳng đứng bị giãn 4 cm khi vật nặng ở vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc là
A 100 s.
B 0,4 s.
C 10 s.
D 4 s.
- Câu 10 : Quang phổ liên lục phát ra bởi hai vật khác nhau thì
A hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.
B hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
C giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp.
D giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.
- Câu 11 : Một nguồn sáng đơn sắc có \(\lambda = 0,6\,\,\mu m\) chiếu vào mặt phẳng chứa hai khe hẹp, hai khe cách nhau 1mm. Màn ảnh cách màn chứa hai khe là 1m. Khoảng cách gần nhất giữa hai vân tối là
A 0,3mm.
B 0,5mm.
C 0,6mm.
D 0,7mm
- Câu 12 : Về cấu tạo máy phát điện xoay chiều, mệnh đề nào sau đây đúng?
A Phần tạo ra từ trường là phần ứng.
B Phần tạo dòng điện là phần ứng.
C Phần tạo ra từ trường luôn quay.
D Phần tạo ra dòng điện luôn đứng yên.
- Câu 13 : Chiếu chùm sáng có bước sóng \(\lambda = 4000\mathop A\limits^0 \) vào catod của 1 tế bào quang điện. Biết công thoát của kim loại làm catod là 2eV. Hiệu điện thế hãm có giá trị bằng
A Uh = 1,1V.
B Uh = 3,1V.
C Uh = 2,1V.
D Uh = 4,1V.
- Câu 14 : Hạt nhân càng bền vững khi có:
A số nuclôn càng nhỏ.
B năng lượng liên kết riêng càng lớn
C số nuclôn càng lớn.
D năng lượng liên kết càng lớn.
- Câu 15 : Xét nguyên tử hiđrô nhận năng lượng kích thích, electron chuyển lên quỹ đạo N, khi electron trở về các quỹ đạo bên trong sẽ phát ra tối đa
A 3 phôtôn.
B 4 phôtôn.
C 5 phôtôn.
D 6 phôtôn.
- Câu 16 : Trên áo của các chị lao công trên đường thường có những đường kẻ to bản nằm ngang màu vàng hoặc màu xanh lục để đảm bảo an toàn cho họ khi làm việc ban đêm. Những đường kẻ đó làm bằng:
A Tế bào quang điện.
B chất phát quang.
C vật liệu bán dẫn.
D vật liệu laze.
- Câu 17 : Trong chân không, theo thứ tự tần số tăng dần của các bưc xạ đó là
A Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, gamma, tia X.
B Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma.
C Tia gamma, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D Tia gamma, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.
- Câu 18 : Chọn câu trả lời đúng. Giới hạn quang điện của Natri là \(0,5\,\,\mu m\). Công thoát của Kẽm lớn hơn của Natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là
A \(0,7\,\,\mu m\)
B \(0,36\,\,\mu m\)
C \(0,9\,\,\mu m\)
D \(0,63\,\,\mu m\)
- Câu 19 : Khối lượng hạt nhân \({}_1^1H\), \({}_{13}^{26}Al\) và khối lượng nơtron lần lượt là 1,007825u; 25,986982u và 1,008665u; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{13}^{26}Al\) là:
A 211,8 MeV
B 2005,5 MeV
C 8,15 MeV
D 7,9 MeV
- Câu 20 : Ống Rơnghen phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất \({\lambda _{\min }} = 5\mathop A\limits^0 \) khi hiệu điện thế đặt vào hai cực của ống là U = 2KV. Để tăng “độ cứng” của tia Rơnghen, người ta cho hiệu điện thế giữa hai cực thay đổi một lượng là \(\Delta U = 500V\). Bước sóng nhỏ nhất của tia X lúc đó bằng
A \(10\mathop A\limits^0 \)
B \(4\mathop A\limits^0 \)
C \(3\mathop A\limits^0 \)
D \(5\mathop A\limits^0 \)
- Câu 21 : Vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(10t+)(cm). Thời gian vật đi được quãng đường S = 12,5cm kể từ thời điểm ban đầu t = 0 là:
A 1/15s.
B 2/15s.
C 1/30s.
D 1/12s.
- Câu 22 : Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 200g, chiều dài = 50cm. Từ vị trí cân bằng ta truyền cho vật nặng vận tốc v = 1m/s theo phương ngang. Lấy g =^2 = 10m/s2. Lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng là:
A 6N.
B 4N.
C 3N.
D 2,4N.
- Câu 23 : Một tàu phá băng công suất 16MW. Tàu dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235. Trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200 MeV. Nhiên liệu dùng trong lò là U làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng). Hiệu suất của lò là 30%. Hỏi nếu tàu làm việc liên tục trong 3 tháng thì cần bao nhiêu kg nhiên liệu (coi mỗi ngày làm việc 24 giờ, 1 tháng tính 30 ngày)
A 40,47 kg
B 80,9 kg
C 10,11 kg
D 24,3 kg
- Câu 24 : Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m = 500g, chiều dài dây treo l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2 với góc lệch cực đại là . Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đi qua vị trí vật có động năng bằng ba lần thế năng là:
A 4,086N
B 4,97N
C 5,035N
D 5,055N
- Câu 25 : Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m có một đầu cố định, còn một đầu gắn với nguồn dao động với tần số 20 Hz và biên độ 2 mm. Trên dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tốc độ 4 m/s. Số điểm trên dây dao động với biên độ 3,5 mm là:
A 8
B 12
C 16
D 32
- Câu 26 : Do năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hiđrô thành hêli (\(\alpha \)) trong lòng mặt trời nên mặt trời tỏa nhiệt, biết công suất bức xạ toàn phần của mặt trời là P = 3,9.1026W. Biết rằng lượng hêli tạo ra trong một ngày là 5,33.1016 kg. Năng lượng tỏa ra khi một hạt hêli được tạo thành là:
A 22,50 MeV
B 26,25 MeV
C 18,75 MeV
D 13,6 MeV
- Câu 27 : Cho mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ C0 ghép song song với tụ xoay CX (Điện dung của tụ xoay tỉ lệ hàm bậc nhất với góc xoay ). Cho góc xoay biến thiên từ 00 đến 1200 khi đó CX biến thiên từ 10 đến 250, nhờ vậy máy thu được dải sóng từ \(10\,\,\mu m\) đến \(30\,\,\mu m\). Điện dung C0 có giá trị bằng:
A \(40\,\,\mu F\)
B \(20\,\,\mu F\)
C \(30\,\,\mu F\)
D \(10\,\,\mu F\)
- Câu 28 : Theo mẫu nguyên từ Bo, trong nguyên tử hidro, khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = \( - {{13,6} \over {{n^2}}}\) (eV) (với n = 1, 2, 3,…). Khi nguyển tử chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 4 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một photon có bước sóng λ thì chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng tưng ứng với n = 2 lên trạng thái dừng có mực năng lượng tương ứng với n = 4. Tỉ số \({\lambda \over {{\lambda _0}}}\) là
A 1/2
B 25/3
C 2
D 3/25
- Câu 29 : Cho mạch điện RLC nối tiếp. Cuộn dây không thuần cảm có L = 1,4/(H) và r = 30; tụ có C = 31,8F. R là biến trở. Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u = 100cos(100t)(V). Giá trị nào của R để công suất trên biến trở R là cực đại? Giá trị cực đại đó bằng bao nhiêu? Chọn kết quả đúng:
A R = 50; PRmax = 62,5W.
B R = 25; PRmax = 65,2W.
C R = 75; PRmax = 45,5W.
D R = 50; PRmax = 625W.
- Câu 30 : Một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài 1m, vật nặng khối lượng m, treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Con lắc này chịu tác dụng của một ngoại lực Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 1 Hz đến 2 Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ
A giảm xuống.
B không thay đổi.
C tăng lên.
D giảm rồi sau đó lại tăng.
- Câu 31 : Từ một máy phát điện người ta muốn truyền tải tới nơi tiêu thụ 1 công suất điện là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Biết điện trở của đường dây tải là 40 ôm . Cần phải đưa lên đường dây tải tại nơi đặt máy phát điện một hiệu điện thế bằng bao nhiêu?
A 10 kV.
B 40 kV.
C 20 kV.
D 30 kV.
- Câu 32 : Một con lắc lò xo gồm quả cầu nhỏ và có độ cứng k = 80N/m. Con lắc thực hiện 100 dao động hết 31,4s. Chọn gốc thời gian là lúc quả cầu có li độ 2cm và đang chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ với vận tốc có độ lớn thì phương trình dao động của quả cầu là:
A
B
C
D
- Câu 33 : Một mạch điện gồm một cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu tụ điện. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Thay đổi điện dung của tụ điện người ta thấy khi C = C1 = 4.10-5 F và C = C2 = 2.10-5 F thì vôn kế chỉ cùng trị số. Vôn kế chỉ giá trị cực đại khi điện dung của tụ điện có giá trị là :
A 4/3 .10-5 F.
B 3.10-5 F.
C 1.10-5 F.
D 6.10-5 F.
- Câu 34 : Chiếu bức xạ có bước sóng 533nm lên tấm kim loại có công thoát A = 3.10-19J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho bay vào từ trường theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của quỹ đạo của các electron quang điện là 22,75mm. Độ lớn cảm ứng từ B của từ trường là
A 2,5.10-4T.
B 1,0.10-3T.
C 1,0.10-4T.
D 2,5.10-3T.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất