Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý Sở GD&ĐT Thái Bình...
- Câu 1 : Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A thẳng đứng hướng từ dưới lên.
B thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
C nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D nằm ngang hướng từ phải sang trái.
- Câu 2 : Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kì dao động của vật
A tăng lên 4 lần.
B giảm đi 8 lần.
C giảm đi 4 lần.
D tăng lên 4 lần.
- Câu 3 : Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường có tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là λ. Tần số dao động của sóng thỏa mã hệ thức.
A f = vλ.
B \(f = {{2\pi v} \over \lambda }\)
C \(f = {v \over \lambda }\)
D \(f = {\lambda \over v}\)
- Câu 4 : Hình nào dưới đây kí hiệu đúng với hướng của từ trường đều tác dụng lực Lorenxo lên hạt điện tích q chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ.
A Hình 1.
B Hình 2.
C Hình 3.
D Hình 4.
- Câu 5 : Hai điện tích q1 và q2 đặt ở hai đỉnh A và B của tam giác đều ABC. Điện trường ở C bằng không ta có thể kết luận
A q1 ≠q2
B q1 =- q2
C q1 =q2
D Phải có điện tích q3 nằm ở đâu đó.
- Câu 6 : Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động điều hòa?
A Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của 0,5π.
B Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.
C Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.
D Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π.
- Câu 7 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp thì dòng điện nhanh pha hay chậm pha so với điện ápcủa đoạn mạch là tùy thuộc vào
A L và C.
B R và C.
C R, L, C và ω.
D L, C và ω.
- Câu 8 : Hai nguồn sóng A, B dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước theo phương trình\({u_1} = {u_2} = a\cos \left( {20\pi t} \right)\). Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn AB thỏa mãn AN – BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên…… kểtừ trung trực của AB và về ……
A Thứ 2 – phía B.
B Thứ 3 – phía A.
C Thứ 2 – phía A.
D Thứ 3 – phía B.
- Câu 9 : Chọn câu trả lời đúng. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 1,5 C trong nguồn điện từcực âm đến cực dương của nó là 18J. Suất điện động của nguồn điện
A ξ = 1,2 V.
B ξ = 2,7 V.
C ξ = 12 V.
D ξ = 27 V.
- Câu 10 : Trong mạch dao động LC, tụ điện có điện dung là 5µF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin 2000t A. Biểu thức điện tích của tụ là
A \(q = 25\sin \left( {2000t - {\pi \over 2}} \right)C\)
B \(q = 25\sin \left( {2000t - {\pi \over 4}} \right)\mu C\)
C \(q = 2,5\sin \left( {2000t - {\pi \over 2}} \right)\mu C\)
D \(q = 25\sin \left( {2000t - {\pi \over 2}} \right)\mu C\)
- Câu 11 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hai pin có suất điện động ξ1 = 12 V, ξ2 = 6 V, r1 = 3 Ω, r2 = 5 Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A và B:
A 1 A; 5 V.
B 0,75 A; 9,75 V.
C 3 A; 9 V.
D 2 A; 8 V.
- Câu 12 : Một hạt mang điện 3,2.10-19C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27kg, B = 2 T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.
A 3,4.10-13N.
B 1,93.10-13N.
C 3,21.10-13N.
D 1,2.10-13N.
- Câu 13 : Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R = 30 Ω, L = 0,4 H, C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u = 120cos(100πt + 0,5π) V. Khi C = C0 thì công suất trong mạch đạt giá trị cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm L là
A \({u_L} = 160\cos \left( {100\pi t + \pi } \right)V\)
B \({u_L} = 160\cos \left( {100\pi t + {\pi \over 2}} \right)V\)
C \({u_L} = 80\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \pi } \right)V\)
D \({u_L} = 80\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 2}} \right)V\)
- Câu 14 : Một lò xo khối lượng không đáng kể, treo vào một điểm cố định, có chiều dài tự nhiên ℓ0. Khi treo vật có khối lượng m1 = 0,1 kg thì lò xo dài ℓ1 = 31 cm. Treo thêm một vật có khối lượng m2 = 100 g thì độ dài mới của lò xò là ℓ2 = 32 cm. Độ cứng k và ℓ0 là
A k = 100 N/m và ℓ0 = 29 cm.
B k = 50 N/m và ℓ0 = 30 cm.
C k = 100 N/m và ℓ0 = 30 cm.
D k = 150 N/m và ℓ0 = 29 cm.
- Câu 15 : Cho đoạn mạch RLC không phân nhánh \(R = 50\Omega ,L = {2 \over \pi },C = {{{{2.10}^{ - 4}}} \over \pi }F\). Đặt giữa hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số f thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số f để cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 4 A thì giá trị của f là
A f = 25 Hz.
B f = 50 Hz.
C f = 40 Hz.
D f = 100 Hz.
- Câu 16 : Tụ xoay có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α =00, thì tần số dao động riêng của mạch là 4 MHz. Khi α = 450, thì tần số dao động riêng của mạch là 2 MHz. Đểmạch này có tần số dao động riêng bằng 2,5 MHz thì α bằng
A 22,50.
B 23,40.
C 250.
D 300.
- Câu 17 : Cho một chất điểm dao động điều hòa biết rằng cứ sau mỗi quãng thời gian ngắn nhất là 0,5 s thì vật lại có tốc độ \(4\pi \,\,cm/s\). Tốc độ trung bình của vật có thể đạt được trong một chu kì có thể có giá trị
A 4 cm/s.
B 6 cm/s.
C \(8\sqrt 2 \,cm/s\).
D 2 cm/s.
- Câu 18 : Một nguồn điểm S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian. Hai điểm A, B cách nhau 100 m cùng nằm trên phương truyền sóng cùng phía với S. Điểm M là trung điểm của AB và cách nguồn 70 m có mức cường độ âm là 40 dB. Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2 và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s và môi trường không hấp thụ âm. Năng lượng của sóng âm trong khoảng không gian giới hạn của hai mặt cầu tâm qua A và B là
A 181 mJ.
B 181 µJ.
C 207 mJ.
D 207 µJ.
- Câu 19 : Một động cơ điện xoay chiều sản xuất ra một công suất cơ học 8,5 kW và có hiệu suất 85%. Mắc động cơ với cuộn dây rồi mắc chúng vào mạng điện xoay chiều. Biết dòng điện có giá trị hiệu dụng 50 A và trễ pha so với điện áp hai đầu động cơ là 300. Điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng 125 V và sớm pha so với dòng điện là 600. Xác định điện áp hiệu dụng của mạng điện?
A 331 V.
B 345 V.
C 231 V.
D 565 V.
- Câu 20 : Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt V vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm điện trở R = 90 Ω, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = 10 Ω và tụ điện có điện dung C thay đổi được. M là điểm nối giữa điện trở R và cuộn dây. Khi C = C1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB đạt giá trị cực tiểu bằng U1; khi C = C2 = 0,5C1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt giá trị cực đại bằng U2. Tỉ số bằng \({{{U_2}} \over {{U_1}}}\).
A \(9\sqrt 2 \)
B \(\sqrt 2 \)
C \(10\sqrt 2 \)
D \(5\sqrt 2 \)
- Câu 21 : Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm) với CR2< 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U0cosωt V với ω thay đổi được. Điều chỉnh ω để điện áp giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp hiệu dụng trên điện trở gấp 5 lần điện áp hiệu dụng trên cuộn dây. Hệ số công suất của đoạn mạch đó là
A \({5 \over {\sqrt {31} }}\)
B \({2 \over {\sqrt {29} }}\)
C \({5\over {\sqrt {29} }}\)
D \({3 \over {\sqrt {19} }}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất