Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật Lí trường THPT Hàn...
- Câu 1 : Mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, dòng điện có biểu thức i = I0cosωt, độ tự cảm L, điện dung C. Hệ thức đúng là
A ω2 = LC
B LCω2 = 1
C ω = LC
D LCω = 1
- Câu 2 : Quan sát người ta đánh đàn ghi ta, ta thấy trên cùng một dây đàn, nếu bấm ở các phím khác nhau thì âm cơ bản phát ra cũng khác nhau là do
A Năng lượng âm khác nhau
B tai người nghe
C tần số âm khác nhau
D vận tốc âm khác nhau.
- Câu 3 : Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện
B trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
C sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện
D sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện
- Câu 4 : Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kỳ T và tần số f của một sóng là
A \(\lambda =\frac{v}{T}=vf\)
B \(\lambda =\frac{T}{v}=\frac{f}{v}\)
C \(v=\frac{1}{f}=\frac{T}{\lambda }\)
D \(f=\frac{1}{T}=\frac{v}{\lambda }\)
- Câu 5 : Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này
A phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch
B phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch
C bằng 0
D bằng 1
- Câu 6 : Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây có hệ số tự cảm 0,2H khi dòng điện có cường độ biến thiên 400A/s là
A 10V
B 400V
C 800V
D 80V
- Câu 7 : Cho mạch dao động lí tưởng: điện dung 1µF, hiệu điện thế cực đại là 4V. Năng lượng điện từ trong mạch có giá trị
A 8.10-6J
B 16.10-6J
C 4.10-6J
D 2.10-6J
- Câu 8 : Thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, ánh sáng có bước sóng λ. Tại A trên màn quan sát cách S1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi
A d2 – d1 = kλ (k = 0; 1; 2;…)
B \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( \frac{k-1}{2} \right)\lambda \) (k = 0; 1; 2; …)
C \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=k\frac{\lambda }{2}\) (k = 0; 1; 2; …)
D \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( k+\frac{1}{2} \right)\lambda \) (k = 0; 1; 2;…)
- Câu 9 : Tại điểm O trên mặt nước, có một nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng tạo sóng trong lan rộng ra xung quanh với chu kỳ là 1,5s. Khoảng cách giữa hai gợn sóng kế tiếp là 3cm. Vận tốc truyền sóng là
A 4cm/s
B 2cm/s
C 0,5cm/s
D 4,5cm/s
- Câu 10 : Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của mạch là
A \(\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)
B \(\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \omega C \right)}^{2}}}\)
C \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega C \right)}^{2}}}\)
D \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)
- Câu 11 : Một tụ điện điện dung 5µF được tích điện đến điện tích bằng 86µC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ
A 27,2V
B 47,2V
C 17,2V
D 37,2V
- Câu 12 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I0sin(ωt + π/6). Đoạn mạch điện này luôn có
A ZL = ZC
B ZL < ZC
C ZL > ZC
D ZL = R
- Câu 13 : Mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, dòng điện có biểu thức I = I0cosωt, độ tự cảm L, điện dung C. Biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch là
A \(\frac{1}{2}LI_{0}^{2}\)
B \(\frac{1}{2}LI\)
C \(\frac{1}{2}LI_{{}}^{2}\)
D \(\frac{1}{2}L{{i}^{2}}\)
- Câu 14 : Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 1m, khoảng vân đo được là 2mm. Bước sóng của ánh sáng là
A 0,4.10-4µm
B 0,4µm
C 0,4.10-3µm
D 4µm
- Câu 15 : Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm đi một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ
A tăng gấp đôi
B giảm một nửa
C không đổi
D giảm bốn lần.
- Câu 16 : Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do
A Ánh sáng bị khúc xạ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
B Tia đỏ có bước sóng dài hơn tia tím
C Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc
D Chiết suất của lăng kính có giá trị khác nhau đối với những ánh sáng đơn sắc khác nhau
- Câu 17 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A 2500
B 2200
C 1100
D 2000
- Câu 18 : Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật tại vị trí lò xo nén 8cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1và m2 là
A 4,6cm
B 3,2cm
C 5,7cm
D 2,3cm
- Câu 19 : Đặt điện áp u = U\(\sqrt{2}\)cosωt (V) (với U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm đèn sợi đốt có ghi 220V – 100W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đó đèn sáng đúng công suất định mức. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì đèn chỉ sáng với công suất bằng 50W. Trong hai trường hợp, coi điện trở của đèn như nhau, bỏ qua độ tự cảm của đèn. Dung kháng của tụ điện không thể là giá trị nào trong các giá trị sau?
A 274Ω
B 475Ω
C 345Ω
D 484Ω
- Câu 20 : Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vec tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\)). Tại thời điểm t = 0, vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vec tơ cảm ứng từ một góc bằng
A 1800
B 1500
C 900
D 450
- Câu 21 : Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2.10-5H và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10pF đến C2 = 500pF khi góc xoay biến thiên từ 00 đến 1800. Khi góc xoay của tụ bằng 900 thì mạch thu sóng điện từ có bước sóng là
A 108m
B 188m
C 135m
D 72m
- Câu 22 : Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng 0 và gia tốc có độ lớn 0,4m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A 47s
B 27s
C 32s
D 25s
- Câu 23 : Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất n = \(\sqrt{3}\) . Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là
A 450
B 300
C 600
D 500
- Câu 24 : Một học sinh xác định điện dung của tụ điện bằng cách đặt điện áp u = U0cosωt (U0 không đổi, ω = 314rad/s) vào hai đầu một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với biến trở R. Biết \(\frac{1}{{{U}^{2}}}=\frac{2}{U_{0}^{2}}+\frac{2}{U_{0}^{2}{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.\frac{1}{{{R}^{2}}}\) , trong đó điện áp U giữa hai đầu R được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Dựa vào kết quả thực nghiệm được cho trên hình vẽ, học sinh này tính được giá trị của C là
A 5,20.10-3F
B 1,95.10-3F
C 1,95.10-6F
D 5,2.10-6F
- Câu 25 : Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1 = 6Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 7Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1và A2?
A A1 = A2 = 0
B A1 > A2
C A1 = A2
D A1 < A2
- Câu 26 : Một sợi dây CD dài 1m đầu C cố định, đầu D gắn với cần rung với tần số thay đổi được. D được coi là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số tăng thêm 20Hz thì số nút trên dây tăng thêm 7 nút. Sau khoảng thời gian bao nhiêu sóng phản xạ từ C truyền hết một lần chiều dài của sợi dây?
A 0,175s
B 0,5s
C 1,2s
D 0,007s
- Câu 27 : Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh áng với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,9m. Quan sát được hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A 0,5.10-6m
B 0,55.10-6m
C 0,6.10-6m
D 0,45.10-6m
- Câu 28 : Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch màn là 0,6m. Bước sóng λ bằng
A 0,5µm
B 0,7µm
C 0,4µm
D 0,6µm
- Câu 29 : Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rô to của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1A. Khi rô to của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt{3}\) A. Nếu rô to của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
A \(2R\sqrt{3}\)
B \(\frac{2R}{\sqrt{3}}\)
C \(\frac{R}{\sqrt{3}}\)
D \(R\sqrt{3}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất