Việt Nam vấn đề phát triển thương mại và du lịch
Việt Nam vấn đề phát triển thương mại và du lịch
1. Thương mại:
a. Vai trò:
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Với các nhà sản xuất, có tác dụng đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
- Với người tiêu dùng có vai trò trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội.
- Có vai trò điều tiết sản xuất.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
b. Nội thương:
* Đặc điểm:
- Phát triển mạnh sau thời kì Đổi mới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần KT.
- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần KT.
- Khu vực Nhà nước giảm từ 22,6% -> 12,9%.
- Khu vực ngoài Nhà nước tăng 76,9% -> 83,3%.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,5% ->3,8%.
- Phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, ĐB Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Nguyên nhân:
- Thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú.
- Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Ngoại thương:
* Tình hình phát triển:
- Giá trị:
- Quy mô xuất khẩu tăng từ 2,4 tỉ USD (1990) -> 32,4 tỉ USD (2005).
- Giá trị hàng nhập khẩu tăng từ 2,8 tỉ USD -> 36,6 tỉ USD.
- Từ 1993 đến nay Việt Nam tiếp tục nhập siêu.
* Cơ cấu hàng Xuất - Nhập Khẩu.
- Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản.
- Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.
* Thị trường:
- Xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Nhập khẩu: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2. Du lịch:
a. Tài nguyên du lịch:
- Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành điểm du lịch.
- Phân loại.
- Tài nguyên tự nhiên: Địa hình, Khí hậu, Nước, Sinh vật.
- Tài nguyên nhân văn: Di tích, Lễ hội, Tài nguyên khác.
b. Tình hình phát triển, các trung tâm du lịch chủ yếu:
* Tình hình phát triển:
- Hình thành những năm 90 của Thế kỉ XX.
- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay.
- Khách quốc tế, nội địa tăng.
- Doanh thu du lịch tăng nhanh.
* Các trung tâm du lịch:
- Các vùng:
- Vùng du lịch Bắc Bộ.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các trung tâm du lịch nổi tiếng: Hà Nội, Thành phố HCM, Huế - Đà Nẵng.
Chúc các bạn học tốt ^^!