Đăng ký

Hệ thống kiến thức Điạ lí Việt Nam vấn đề phát triển nông nghiệp

Hệ thống kiến thức Điạ lí Việt Nam vấn đề phát triển nông nghiệp

1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

- Lương thực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước là vì:

  •  Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển.
  •  Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.
  •  Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
  •  Tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn.
  •  Tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa của xã hội.
  •  Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.+ Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

2. Ngành trồng trọt:

Chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.

a. Sản xuất lương thực:

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

  •  Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
  •  Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  •  Làm nguồn hàng xuất khẩu
  •  Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:  

  • Điều kiện tự nhiên: Đất, nước, khí hậu,.. => Phát triển sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  •  Điều kiện kinh tế - xã hội: Đầu tư máy móc, khoa học kĩ thuật,...

- Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

* Tình hình sản xuất lương thực:

Diện tích

Tăng mạnh từ 5,6 triệu ha (1980) -> 7,5 triệu ha (2002) -> 7,3 triệu ha (2005).

Cơ cấu mùa vụ Có nhiều thay đổi.
Năng suất Tăng mạnh đạt 49 tạ/ha/năm.
Sản lượng Tăng mạnh đạt < 36 triệu tấn (1990).
Bình quân lương thực > 470 kg/năm.
Tình hình xuất khẩu Xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới đạt 3 – 4 triệu tấn/năm.
Vùng trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng.

b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

* Ý nghĩa

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Khai thác được thế mạnh của vùng đồi núi và trung du, phá thế độc canh trong nông nghiệp.

- Tạo nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, tao Tiền đề đa dạng hóa cơ cấu các ngành công nghiệp.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, nhất là các loại công nghiêp nhiệt đới.

- Giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.

* Cây công nghiệp:

Cây công nghiệp Loại cây Phân bố chủ yếu
Lâu năm -Cà phê.
- Cao su.
- Hồ tiêu.
- Điều.
- Dừa.
- Chè.
- TN, ĐNB, BTB.
- ĐNB, TN, DHMT.
- TN, ĐNB, DHMT.
- ĐNB.
- ĐB SCL.
- TD và MNBB, TN.
Hàng năm - Mía.
- Lạc.
- Đậu tương..
- Đay.
- Cói.
- ĐB SCL, ĐNB, DHMT.
- Thanh - Nghệ - Tĩnh, ĐNB,...
- TD và MN BB, ĐBSH,...
ĐBSH.
- Ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá,....

* Cây ăn quả: Phát triển khá mạnh những năm gần đây: chuối, cam, xoài,... lớn nhất ĐB SCL, ĐNB, TD và MNBB.

3. Ngành chăn nuôi:

- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.

- Xu hướng phát triển:

  •  Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
  •  Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
  •  Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

- Điều kiện phát triển:

  •  Cơ sở thức ăn đảm bảo.
  •  Các dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ.
  •  Khó khăn: Giống vật nuôi chất lượng còn thấp, dịch bệnh,...

- Chăn nuôi lợn và gia cầm:

  • Đàn lợn: 27 triệu con: ĐBSH, ĐBSCL.
  • Gia cầm: > 250 triệu con: HN, ĐBSH, ĐBSCL, thành phố HCM.

4. Ngành thuỷ sản:

a. Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản:

* Điều kiện tự nhiên.

- Thuận lợi:

  •  Đường bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 1triệu km2.
  •  Biển Đông là vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm (trung bình 200C), thích hợp với sự phát triển của nhiều loài hải sản.
  •  Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. Là điều kiện thuận lợi đánh bắt cá xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển.
  •  Nguồn lợi hải sản khá phong phú: Tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4 triệu tấn.
  •  Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm (Hải Phòng - Quảng Ninh; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Minh Hải - Kiên Giang; Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ).
  •  Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ

- Khó khăn:

  •  Thiên tai: Chủ yếu là bão.
  •  Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái.

* Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Thuận lợi:

  •  Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
  •  Phương tiện, tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
  •  Dịch vụ, các cảng biển, nhà máy chế biến thuỷ sản được mở rộng.
  •  Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  •  Chính sách khuyến ngư của nhà nước.

- Khó khăn:

  •  Các phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới → năng suất thấp.
  •  Hệ thống cầu cảng chưa đáp ứng được yêu cầu.
  •  Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế.

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:

* Tình hình chung

- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

* Khai thác thủy sản:

- Sản lượng khai thác liên tục tăng năm 2005 đạt 1987,9 nghìn tấn.

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ

* Nuôi trồng thủy sản:

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh, năm 2005 đạt 1478,0 nghìn tấn. Sản phẩm trồng đa dạng tiêu biểu là nuôi tôm: Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cá nước ngọt: Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng.

5. Ngành lâm nghiệp:

a. Vai trò:

Có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái,

b. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:

* Lâm sinh:

- Trồng rừng: 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung (Nguyên liệu làm giấy).

- Mỗi năm trồng trên, dưới 200.000 ha rừng.

* Khai thác, chế biến gỗ lâm sản:

- Khai thác: 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng, 100 triệu cây nứa.

- Sản phẩm gỗ quan trọng nhất: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, ...

- Công nghiệp bột giấy, giấy phát triển.

- Lấy gỗ củi, than củi.

Chúc các em học tốt ^^!

 

shoppe