Đăng ký

Hệ thống kiến thức Điạ lí Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hệ thống kiến thức Điạ lí Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Vấn đề tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP):

* Có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta:

- Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, vì vậy cần tăng trưởng GDP với tốc độ cao.

- Tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

* Tình hình tăng trưởng GDP:

- Từ năm 1990 - 2005 GDP tăng liên tục, trung bình 7,2% năm. Đứng vào hàng các nước có nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao của khu vực châu Á.

- Đặc biệt những năm cuối thế kỉ XX nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao.

* Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện hơn trước:

- Nguyên nhân:

  •  Tăng cường vốn, đặc biệt là vốn nước ngoài (FDI, ODA...).
  •  Trình độ kĩ thuật của người lao động không ngừng tăng lên.
  •  Tác động của năng suất lao động xã hội.

- Hạn chế:

  •  Nền kinh tế nước ta vẫn đang thiên về phát triển theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng.
  •  Chưa đảm bảo sự phát triển bề vững. Năng lực cạnh tranh chưa cao.

2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

* Xu hướng chung:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41%  Năm 2005

- Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định.

=> Phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

- Khu vực I:

  •  Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp: 83,4% (1990) -> 71,5% (2005)
  •  Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản: 8,7% -> 24,4%.
  •  Trong nông nghiệp: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.

- Khu vực II:

  • Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất.
  • Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
  • Đa dạng hoá sản phẩm.

- Khu vực III:

  •  Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.
  •  Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
  • => Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

* Các thành phần kinh tế:

- Kinh tế Nhà nước. Kinh tế ngoài Nhà nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

* Xu hướng chuyển dịch:

- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn và tỉ trọng có xu hướng giảm.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

* Ý nghĩa: Phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.
 

4. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL), vùng chuyên canh cây công nghiệp (TN, ĐNB, TD & MN BB), khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, ....

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An.

=> Đây là những vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển, có tác dụng quan trọng chiến lược, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Chúc các em học tốt ^^!

shoppe