Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Nội dung, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Đôi nét về tục ngữ
-Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
-Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt:
+Quy luật của thiên nhiên
+Kinh nghiệm lao động, sản xuất
+Kinh nghiệm về con người và xã hội
-Tục ngữ thường được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và đưa vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình
2. Giá trị nội dung
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
3. Giá trị nghệ thuật
-Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
-Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
-Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
I. Mở bài
-Giới thiệu khái quát về tục ngữ
-Giới thiệu về “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1.Tục ngữ về thiên nhiên
a)Câu 1
-Nghệ thuật: cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối
⇒Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài
-Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí
b)Câu 2
-Nghệ thuật:
+Hai vế câu đối nhau
+Kết cấu: nhân – quả
-Bài học kinh nghiệm: từ sự quan sát của người xưa về những vì sao để dự báo thười tiết, qua đó khuyên con người cần phải chủ động sắp xếp công việc để tránh rủi ro
c)Câu 3
-Nghệ thuật:
+Gieo vần lưng
+Kết cấu: nhân – quả
+Hoán dụ
-Nội dung: Khi trên trời có ráng có màu sắc mỡ gà thường là lúc sắp có bão. Vì vậy, dự báo bão để chủ động giữ gìn nhà cửa
-Kinh nghiệm này của nhân dân ta vẫn còn đến ngày nay, tuy nhiên đã ít được sử dụng đến
d)Câu 4
-Nghệ thuật:
+Kết cấu nhân quả
+Gieo vần lưng: bò – lo
-Nội dung: Vào tháng bảy, khi kiến bò ra khỏi tổ thường có lũ lụt, vì vậy cần dự báo lũ lụt để chủ động phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại
2.Tục ngữ về lao động, sản xuất
a)Câu 5
-Nghệ thuật: so sánh : tấc đất – tấc vàng
⇒Đề cao giá trị của đất
-Một tấc đất có giá trị bằng hoặc hơn một tấc vàng, vì vậy con người cần phải biết quý trọng, nâng niu đất. Đồng thời, phê phán những người lãng phí đất đai.
b)Câu 6
-Nghệ thuật:
+Gieo vần lưng
+Liệt kê: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
-Nội dung:
+Nghề đem lại giá trị vật chất, lợi ích kinh tế nhiều nhất cho con người là nuôi cá, sau đó là làm vườn và cuối cùng là làm ruộng
+Câu tục ngữ giúp con người biết lựa chọn hình thức canh tác và dựa vào điều kiện tự nhiên để sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất
c)Câu 7
-Nghệ thuật:
+Gieo vần lưng
+Liệt kê
-Nội dung:
+Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống
+Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu
d)Câu 8
-Nghệ thuật:
+Gieo vần lưng
+Liệt kê
+Đối xứng
+Câu rút gọn
-Nội dung: Thời vụ và đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông, trong đó thời vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, người lao động cần chọn thời vụ canh tác phù hợp
III. Nội dung
-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
+Nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất
+Nghệ thuật: gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…
Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.