Đăng ký

Nhận đình về Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2,497 từ

 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một ví trí quan trọng và có một số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuện dân gian. Nếu ca dao là những lời ca thể hiện tình cảm của con người thì tục ngữ lại mang tính lí trí, trí tuệ, triết lí. Tục ngữ Việt Nam nói về hầu hết các vấn đề của cuộc sống nhưng phong phú và đặc sắc nhất vẫn là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. 

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

* Các điểm cơ bản:
-    Tục: Thói quen đã có từ lâu đờl. Ngữ : LờI nói. Tục ngữ: Những câu văn ngắn gọn, thường có vần điệu, hình ảnh thể hiện trí thức, kinh nghiệm sống của nhân dân về mọl mặt. về nội dung có những câu trở thành khuôn mẩu; về hình thức thì làm cho lời nói giao tiếp thêm sinh động, phong phú.
-     Nội dung: -Kinh nghiệm về thời gian.
-    Kinh nghiệm về thời tiết.
-    Kinh nghiệm về nghề nông
I.    Loài người, ngoài cái ăn uống để tồn tại, còn có ý thức mưu cầu hạnh phúc khác với muôn loài. Chính những bộn bề lo toan để có được vụ mùa bội thu, để giữ được mái nhà đứng vững giữa phong ba bão táp ấy...; chính trong sự nỗ lực vượt qua bao khó khăn trắc trở để đạt thành công từ tháng này qua năm khác, từ đời trước tới đời sau ấy giúp họ quen dần rồi đúc kết kinh nghiệm thành những câu nói ngắn gọn có hình ảnh và vần điệu dễ nhớ mà người đời sau gọi là tục ngữ. Một trong những kinh nghiệm hàng đầu trong tàng kho tàng tục ngừ của người dân Việt là kinh nghiệm về nghề nông.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

II.    Thoát khỏi thời đại săn bắt, hái lượm loài người bước vào thời đại trồng lúa. Người Việt chúng ta cũng thế. với nghề mới này, càng ngày họ càng để ý đến độ dài thời gian của đêm và ngày để thực hiện công việc nhà nông làm sao cho tốt. Tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, họ nhận ra 

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Về hình thức, hai câu tục ngữ được gieo vần lưng (năm / nằm, mười / cười) nén khi đọc lên ta nghe êm tai, cách nói ngoa dụ và đôi xứng nên dễ nhớ. Về nội dung thì diễn tả độ dài thời gian của "đêm tháng năm" và "ngáy tháng mười" bằng những hành vi thường ngày (nằm, cười) của con người. Không như các nhà thiên văn học dựa vào trái đất là một hành tinh tự quay theo trục quay nghiêng cùng lúc quay quanh mặt trời để tính, nông dân dựa vào kinh nghiệm thực tiễn để tính độ dài thời gian: Đêm tháng năm và ngày tháng mười đều ngắn. Họ quan tâm đến điều ây để làm gì. Họ biết để thu xếp công việc cày cấy, thu hoạch cho đúng vụ mùa: chuẩn bị giống lúa, cày bừa, gieo mạ, cây, gặt, đập, phơi lúa cho xong vụ trước để tiếp tục vụ mùa sau...

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm về độ dài thời gian của đêm và ngày, nhà nông còn đúc kết giá trị của đất là "Tấc đất tấc vàng" từ thực tiễn của lao động sản xuất. Đất là tài sản gần như là vĩnh cửu. Nhờ đất mà con người tạo ra sản phẩm để bán và lấy tiền mua vàng. Nghĩa so sánh đối xứng là thế, còn ý nghĩa thực tiễn thì có thể đất còn quý hơn vàng.Nhà nông còn có những kinh nghiệm khác về khai thác đất. Ví dụ muốn được mùa thì nông dân phải biết "Nhất thì, nhì thục", về hình thức thì câu này được gieo vần lưng (thì / nhì). Đã là nông dân thì ai cũng muốn được mùa. Muốn đạt được yêu cầu đó thì phải biết thời vụ trước, phải biết mùa nào thì trồng cây gì. Ttìữi tiết khá quan trọng với nhà nông. "ơn thời mưa nắng phải thì” cũng nằm trong ý nghĩa ây. Vụ lúa hè thu bắt đầu từ tháng 5, sớm hơn hoặc muộn hơn thì thường mất mùa. Biết thời tiết nhưng không chăm chút, không sành sỏi việc cày đi bừa lại cho đất nhuyễn đều (thục) thì cũng thất bại vì lúa không phát triển tốt.

Cũng từ kinh nghiệm về nghề nông, ngoài “nhất thì, nhì thục”, nhà nông muốn được mùa thì phải chú ý đến "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", nghĩa là cần tưới đủ nước cho lúa nếu ruộng khô hạn, cần bón phân, thêm chất bổ dưỡng sau khi đã chọn giống tốt phù hợp với đất và thời tiết của từng vụ mùa. Ngoài ba điều kiện ấy, người nông dân cần phải siêng năng, cần mẫn trong việc thăm ruộng, làm cỏ, tát nước, bón phân. Nói là nông nghiệp nhưng lại có nhiều nghề khác nhau: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn. Thu hoạch của ba ngành đó cũng khác. Và theo kinh nghiệm của thời xưa thì "Nhất canh trĩ, nhị canh viên, tam canh điền". Thứ nhát đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thực ra đã làm nghề nông thì nghề nào cũng vất vả, nhưng đào ao nuôi cá và làm vườn vất vả nhất là lúc mới bắt đầu, còn khi đã hoàn thành ao nuôi, vườn cây rồi thì ít vất vả hơn so với làm ruộng.

Ngoài việc canh tác mùa màng ra, người xưa cũng đúc kết nhiều kinh nghiệm về thời tiết nắng hạn, mưa bão... Để chuẩn bị cho cuộc sống được an toàn. Họ thường bảo nhau thấy “Ráng mờ gà, có nhà thì giữ". “Ráng" là màu mây ở phía chân trời. Người xưa nhìn vào màu mây ấy để dự báo thời tiết. Nếu màu sáng trắng thì thời tiết bình thường, màu sáng đỏ thì thời tiết nắng nóng, còn ráng có màu vàng nhạt như mỡ con gà thì sắp có mưa bão. Người xưa thấy sáng ấy thường giằng buộc lại mái tranh, cột kèo vào những gốc cây lớn chung quanh để tránh mưa bão tàn phá.
Cũng liên quan đến thời tiết mưa bâ.,, người xưa cồn có câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt". Kiến thương sống và làm tổ ở mặt đất, nhất là kiến đen. Khi chúng kéo đàn kéo lũ mang theo lương thực bò lên mái nhà làm tổ thì đó là dấu hiệu mặt đất nơi chúng ở sắp bị ngập. Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng bảy âm lịch.

III.    Tục ngữ có khá nhiều câu đúc kết kinh nghiệm như thế về nông nghiệp, về hiện tượng mưa bão, nắng hạn. Bởi là kinh nghiệm nên độ chính xác chỉ tương đối mà thôi. Dẫu sao thì những câu văn ngắn có vần điệu và hình ảnh dễ nhớ ấy đã giúp con người cảnh giác đề phòng, chuẩn bị để công việc có kết quả tốt, để cuộc sống an toàn và hạnh phúc hơn.

 

Mong rằng bài viết phân tích về Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất sẽ cho các bạn nhiều kinh nghiệm hay ho!