Đăng ký

Tổng hợp tất tần tật về văn tự sự chính xác nhất

1,116 từ

1.             Tóm tắt tác phẩm tự sự
Tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình, giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính, bao gồm các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của một tác phẩm nào đố. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt.
Muốn tóm tắt tác phẩm tự sự cần đọc kĩ đề để hiểu đúng chủ đề của tác phẩm, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp nội dung hoàn chỉnh theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết văn bản tóm tắt.

2.            Miêu tả trong văn bản tự sự. 
Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật
Đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật những gì không quan sát trực tiếp được nên nhà văn chỉ có thể miêu tả bằng kinh nghiệm sống, bằng sự đồng cảm của mình đối với nhân vật.
Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm sẽ làm tăng thêm chất trữ tình và sức biểu cảm cho câu chuyện. Vì vậy, việc kết hợp này phải được diễn ra tự nhiên, khéo léo, hài hòa trong câu chuyện kể, không ảnh hướng đến diễn biến của cốt truyện mà trái lại, giống như những điểm nhấn làm sâu sắc hơn các tình tiết và chi tiết trong truyện.

3.            Nghị luận trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, người viết có thể dùng lập luận để bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của mình để nhấn mạnh ý nghĩa và khắc sâu thêm tư tường chủ đề cho câu chuyện kể, nhằm gửi đến cho người đọc những thông điệp của tác phẩm. Những lập luận đó cần phải được kết hợp tự nhiên, hợp lí trong dòng tự sự, trong mạch kể của câu chuyện.
Nghị luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở những đoạn văn, trong đó người viết nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Để lập luận chặt chẽ, hợp lí, người ta thường dùng các từ và câu lập luận (câu khẳng định và phủ định câu có cách mệnh đề hô ứng…)

4.            Đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm làm cho chuyện kể trở nên sinh động, chân thực, đồng thời tính cách và đều biến tâm lí của nhân vật cùng bộc lộ rõ nét và sâu sắc.
5.             Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự
a)            Các ngôi kể
Cách kể phổ biến nhất trong các tác phẩm tự sự nói chung là kể theo ngôi thứ ba. Nhưng cùng có những tác phẩm tự sự được kể theo ngôi thứ nhất. Nghĩa là người kể chuyện xưng “tôi”. Cách kể này, câu chuyện sẽ mang dấu ấn chủ quan của người kể rõ hơn với cách kể, giọng điệu riêng.
b)            Cách chuyển đổi ngôi kể
Cách kể, giọng điệu lời văn, từ xưng hô, lời dẫn thoại phải thay đổi khi chuyển đổi ngôi kể. Các chi tiết miêu tả, lời biểu cảm, lời lập luận có thể cần được thay đổi hoặc bổ sung thêm cho phù hợp với ngôi kể mới.