Tổng hợp phân tích truyện sơn tinh thủy tinh
Truyền thuyết Việt Nam là bức tranh đẹp đẽ về đời sống, về trí tưởng tượng tài hoa của ông cha xưa. Trong kho tàng ấy có biết bao câu chuyện làm say đắm các thế hệ người nghe, người đọc và một trong những tác phẩm đó là truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Tác phẩm là một thần thoại cổ đã được lịch sử hóa khi gắn với thời đại Hùng Vương và trở thành truyền thuyết trong thời đại các vua Hùng.
Cuộc chiến không ngừng nghỉ Sơn tinh- Thủy tinh
Sơn tinh thủy tinh
* Các điểm cơ bản
- Kể tóm tắt truyện Sơn tinh thủy tinh: Tại đây
- Giải thích hiện tượng mưa lú và đắp đê chống lụt.
- Óc tưởng tượng phong phú của người xây dựng truyền thuyết: Từ hiện tượng có thật nghĩ ra những nhàn vật có phép thuật huyền ảo để giải thích hiện tượng ấy.
I. Truyền thuyết đã giúp người đời sau như chúng ta biết được nguồn gốc dân tộc, hiểu sự nghiệp dựng nước, phát triển nghề nông, chống giặc ngoại xâm... thì nay còn giúp ta hiểu thêm quan niệm, và cách sống của người xưa với hiện tượng mưa lũ qua truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.
II. Truyền thuyết có bốn nhân vật: Vua Hùng Vương thứ mười tám, công chúa Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, trong đó nhân vật chính là Thần Sơn (Núi) và Thần Thủy (Nước).
Mở đầu truyền thuyết là chuyện công chúa Mị Nương đã đíến tuổi trưởng thành, và Hùng Vương thứ mười tám “muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". Đoạn văn giới thiệu nhân vật và sự việc giúp người đọc hiểu được rằng vào thời ấy đã có tục dựng vợ gả chồng cho con cái đã lớn khôn, đồng thời đó cũng là nguyên nhân của sự xuất hiện của các nhân vật tiếp theo.
Phần hai của truyện, từ câu “Một hôm có hai chàng đến cầu hôn" cho đến câu “Thần nước đành rút quân” mới là phần chính của truyền thuyết. Có người kén chồng thì có người cầu hôn. Có nhiều chàng trai cầu hôn mới có chuyện kén chọn. Ờ phần này thì có hai chàng trai. Ngặt một nỗi là cả hai đều là những chàng trai có tài. Sơn Tinh “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi dổi”. Đây là một chi tiết thần kì. Thúy Tinh “tài năng cũng không kém: gọi gió, gió dến; hô mưa, mưa về”. Đây cũng là một chi tiết thần kì khác. Cả hai đều sẽ được truyền thuyết khai thác chi tiết ỏ phần sau. Với tài năng như thế, hai chàng đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Biết chọn ai, ttừ chối ai khi chú rể chỉ là một. Vua “bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc”. Việc làm ấy của vua Hùng đã chứng tỏ nhà vua coi trọng phép tắc của triều đình, coi trọng ý kiến của các cận thần trong những việc có ảnh hưởng tới việc triều chính dù chọn rể là việc riêng của gia đình nhà vua.
Họp bàn với cận thần xong, vua Hùng đặt điều kiện với hai Thần. Tất cả những lễ vật đều quý và rất hiếm đế tránh sự việc khó xử là hai Thần mang.lễ vật đến cùng một lúc. Không ngờ, mới tới mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi” đến đầy đủ. Đúng với giao ước của cuộc thi, vua Hùng cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi.
“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, dùng dùng nổi giận, đem quăn đuổi theo đòi cướp Mị Nương”.
Thế là cuộc chiến giữa hai Thần vì công chúa Mị Nương đã bùng nổ. Các chi tiết thần kì được miêu tả để thể hiện tài năng của hai thần. Thủy Tinh thì tấn công hết đợt này đến đợt khác khiến nước ngập tràn lưng đồi, sườn núi, “thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”. Còn Sơn Tinh chỉ lo chồng đỡ. Thần đùng phép lạ “dựng thành lũy đất... Nước sông dâng lên bao nhiêu, dồi núi cao lên bấy nhiêu”. Trận chiến kéo dài đến mấy tháng. Cuối cùng, sức lực Thủy Tinh cạn kiệt nên đành rút quân.
Phần kết của truyền thuyết vẫn kể chuyện Thủy Tinh Tàm mưa gió, bão lụt” đê đánh Sơn Tinh, nhưng ý nghĩa là đế giải tníich hiện tượng mưa bão hàng năm trên đất nước ta.
Phân tích truyền thuyết Sơn tinh-thủy tinh
III. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thọai cổ về núi Tản Viên nhưng đã được lịch sử hóa thành truyền thuyết. Truyện được gắn vào một thời đại lịch sử, trở thành một truyện quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng. Nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường trong truyện liên quan đến công cuộc dựng nước thời cố đại, thể hiện thái độ của người Việt cố trước thực tế đó. Sơn Tinh đã trở thành người anh hùng văn hóa trong nhận thức dân gian. Hiện nay ỏ Hà Tây, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều đền thờ Sơn Tinh. Xu hướng lịch sử hóa thần thoại là đặc trưng niổi bật của chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.
Hai nhân vật với hai tính cách vẫn được truyền tụng trong dân gian và cả trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thủy Tinh râu ria quăn xanh ri
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi
Và cũng nhờ vậy bản sắc văn hóa dân tộc Việt mới có bề dày và phong phú về nội dung.
Mong rằng bài viết Sơn tinh thủy tinh sẽ là bài viết bổ ích cho các bạn trong bài học!