Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như thế nào qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán.
Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt: Trước lời nói và thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng giây lát sau Hoạn Thư đã kịp trấn tĩnh và “liệu điều kêu ca”.
Lời “kêu ca” của Hoạn Thư (thực chất là cách lí giải để gỡ tội) càng bộc lộ rõ tính cách khôn ngoan giảo hoạt.
Trước hết, Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “Rằng tôi chút phận đàn bà - Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Lí lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Hoạn Thư từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ. “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ tội nhân, HoạnThư đã biện bạch đẽ mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.
Tiếp đó, Hoạn Thư kế lại “thịnh tình” của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở Quan âm Các và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.
+ Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng rộng lớn như trời biển của Kiều: “Còn nhờ lượng bế thương bài nào chăng”.
Qua cách lí giải đế gỡ kể tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến mức “quỷ quái tinh ma”.