Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết về văn bản văn học

5,420 từ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.            Văn bản
-              Văn bản là bản ghi chép bằng chữ viết hoặc chữ in một phát ngôn hoặc một thông báo bằng ngôn từ (phân biệt với việc thực hiện phát ngôn hoặc thông báo ấy bằng miệng). Phương tiện tri giác của tác phẩm ngôn từ (trong đó có tác phẩm văn học), được biểu đạt được ghi lại bằng các kí hiệu ngôn ngữ.
-              Văn bản là đơn vị nhỏ nhất có tính thống nhất tương đối và tính độc lập tương đối của giao tiếp bằng ngôn từ.
-              Cấu trúc bên trong của văn bản gồm hàng loạt hiện tượng ngôn ngữ và hàm nghĩa.
-              Ngữ nghĩa của chỉnh thể văn bản được xác định trước hết bởi tính tương quan của nó với cái thực tại ngoài ngôn ngữ, bởi tính gắn bó về tình huống, và bởi chồ hàm nghĩa chung của văn bàn.
2.            Văn bản văn học
-              Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính nghệ thuật cao.
-              Văn bản văn học là một chỉnh thể hàm nghĩa, một khối thống nhất có tính tổ chức của các yếu tố hợp thành, một thông báo mà tác giả gửi tới người đọc, người xem.
-              Tổ chức của văn bản văn học là đặc biệt phức tạp, mang tính đa chức năng. Quan hệ ngôn ngữ - văn bản trong văn bản văn học là quan hệ biện chứng, vì vậy sự tiếp nhận thông tin trong hệ thống của văn bản văn học không bao giờ mang tính đơn nghĩa.
-              Người nhận bao giờ cùng có thái độ tích cực (thậm chí đồng sáng tạo với tác giả) với những thông báo nhận được. Người đọc phải giải mã nó, tức là chọn lấy một mã ý nghĩa thích hợp, thậm chí tạo ra một mã mới.
-              Như thế, hành vi sáng tạo diễn ra ở cả hai khâu: tính tích cực của người viết và cả tính tích cực của người tiếp nhận.
3.            Văn học
-              Văn học là một loại hình nghệ thuật, phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh,...
-              Văn học lấy chất liệu là ngôn ngữ tự nhiên, dạng thức đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ là sáng tác bằng lời, tồn tại qua truyền miệng, khi chữ viết xuất hiện và mang tính ổn định thì văn học tồn tại ở dạng thứ hai là văn bản viết.
-              Lấy ngôn ngữ làm chất liệu, văn học gắn với kiểu hình tượng phi vật thể, tức là nó không có tính xác thực thị giác, không tương đồng về thị giác với cái nó được biểu thị. Vì thế, hình tượng văn học là một tập hợp không sao kể xiết những ý nghĩ, những suy tưởng trong tâm tướng và tư duy người tiếp nhận.
-              Bằng ngôn từ, văn học có thể nắm bắt thực tại trong mọi khía cạnh mọi biểu hiện, từ trực quan cảm tính đến tri giác lí tính.
-              Dùng ngôn ngữ làm chất liệu, văn học đồng thời trở thành lĩnh vực miêu tả ngôn ngữ như một dạng ý thức và hành vi (đối thoại, độc thoại, kể cả độc thoại nội tâm) của con người.
-              Văn học nắm bắt và tái hiện những quá trình tư duy và kèm theo đó là những cảm xúc, tâm trạng, là lĩnh vực giao tiếp tinh thần giữa người với người.
-              Đối tượng của văn học là thế giới con người, các quan hệ đa dạng của con người với thực tại, được nhìn từ giác độ con người.
4.            Khái niệm và đặc điểm tác phẩm văn học
-              Là một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua làng kính chủ quan của nhà văn.
-              Khi nằm im trên giá sách, văn bản là một tập giấy, chưa thể nói đến tác động của nó đối với xã hội.
-              Khi được đưa ra công chúng, được đọc, được tiếp nhận, hệ thống kí hiệu ấy mời hiện lén trong tâm trí người đọc, những sự việc, những hình tượng, nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của con người và cuộc đời. Khi ấy những giá trị vốn tiềm ẩn của văn bản sẽ được tiếp nhận, văn bản văn học mới phát huy các chức năng của tác phẩm văn học.
-              Tác phẩm văn học được viết theo những thể loại nhất định, với những quy ước thẩm mĩ riêng như. truyện, thơ, kịch... Tác phẩm văn học là hình thức nghệ thuật ngôn từ có nhiều sáng tạo độc đáo, nhiều hình tượng mang hàm nghĩa sáu sắc, phong phú.
-              Tác phẩm văn học đi sâu vào khám phá đời sông, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn những nhu cầu thẩm mĩ của con người.
-              Cấu trúc của tác phẩm văn học mang nhiều tầng, lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Phải đi sâu vào tầng lớp đó ta mới hiểu được tác phẩm văn học.
5.            Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của Văn bản văn học
-              Cấu trúc của một văn bản văn học là nhiều tầng, nhiều lớp, nó là một chỉnh thể thống nhất của ba tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
-              Nêu chí đi vào khai thác tầng ngôn từ, thì ta chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu ngư nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng; nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của từ ngữ. Trong khi đó đặc trưng cơ bản của văn bản văn học là xây dựng lên những hình tượng văn học, thông qua hình tượng ấy nhà văn, nhà thư gửi gắm những khám phá, những suy nghĩ, những rung động sâu sắc về cuộc sống và con người.
6.            Hình tượng văn học
-              Hình tượng văn học là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật, được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ nên còn gọi là hình tượng ngôn từ.
-              Hình tượng thường được xác định trong quan hệ với hai lĩnh vực: Hiện thực thực tại và quá trình tư duy.
+ Với tư cách là sự phản ánh của hiện thực, hình tượng có tính xác thực cảm quan, có quảng tính không gian, thời gian, có tính hoàn chỉnh và tự tại của vật thé.
+ Với tư cách là khách thể tinh thần, hình tượng lại có một số đặc tính của khái niệm, biểu tượng, mô hình, giả thiết... và các loại kiến tạo tư duy.
-              Hình tượng không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên. Nhưng khác với khái niệm trừu tượng, hình tượng lại mang tính hiển hiện, nó không phân giải các hiện tượng thành các yếu tô' trừu tượng hoá, nó bảo lưu tính chinh thé, tính độc đáo không lặp lại của các hiện tượng.
-              Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không phải chỉ ở việc nó phản ánh và lí giải hiện thực thực tại, mà còn bởi việc nó sáng tạo ra một thế giới mới, khác thế giới thường - thế giới mang tính hư cấu.
-              Bên cạnh bản chất nhận thức, hình tượng còn có bản chất sáng tạo. Hình tượng văn học là kết quả hoạt động tưởng tượng nhằm tạo ra một thế giới ứng với những nhu cầu và định hướng về tinh thần của con người, ứng với hoạt động có chủ đích với lí tưởng của con người.
7.            Các dạng hình tượng văn học thường gặp
-              Trong thực tiễn sáng tác ngôn từ, hình tượng văn học khá đa dạng về kiểu thức, chủng loại, quy mô. Có thể chia làm ba dạng chính: hình tượng khách thể, hình tượng hàm nghĩa khái quát, hình tượng cấu trúc.
-              Hình tượng khách thể có thể chia thành các mức nhỏ hơn như: hình tượng chi tiết, hình tượng tình tiết, hình tượng về tính cách và hoàn cảnh, hình tượng số phận.
-              Xét về hàm nghĩa khái quát có thể chia thành: hình tượng cá thể, hình tượng tính cách, hình tượng điển hình...
8.            Hàm nghĩa của văn bản văn học
-              Hàm nghĩa của văn bản văn học tức là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa. Để đi sâu vào tầng hàm nghĩa của văn bản văn học, ta cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,... của tác phẩm văn học. Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, nắm bắt tầng hàm nghĩa là rất khó. Nó còn phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm,... của người tiếp nhận.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài 1: Hãy đọc văn bản Nơi dựa trang 121-122, SGK Ngữ văn 10, tập 2 và trả lời các câu hỏi:
a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài “Nơi dựa”?
-              Dày là một bài thơ khá đặc biệt, thơ văn xuôi, vì thế, ngôn từ có nhịp điệu, khác với ngôn từ văn xuôi thông thường. Bài có hai đoạn gần như đối xứng nhau: mỗi đoạn đều có năm câu, câu mở đầu, câu kết thúc có cấu trúc tương tự nhau. Các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tinh tương phản, dó là các đoạn:
4 Đoạn một: Năm câu đầu.
4 Đoạn hai: Nám câu cuối.
b) Những hình tượng (người đàn bà - em bé, người chiến sĩ - bà cụ già) gợi cho em những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?
-              Bài thơ Nơi dựa có tư thơ khá độc đáo, trong cuộc sống, thông thường, người yếu đuối thường tìm nơi dựa ờ người mạnh mẽ hơn mình, ở đây thì ngược lại, người mẹ trẻ lai dựa vào đứa con men chập chững biết đi anh bộ đội dạn dày chiến trận lại tìm chỗ dựa nơi bà cụ bước tìm bước run rẩy trên đường.
-              Nơi dựa nói ở đây không phải là nơi dựa của thể chất mà là nơi dựa của tinh thán. Nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống. Đứa con thơ là tình yêu, là hi vọng của người mẹ khi hướng về tương lai. Người mẹ là chỗ dựa, là điểm tựa vững chắc của quá khứ mà người chiến sĩ trẻ tìm thấy trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.
-              Suy rộng ra, bài thơ còn mở ra những chân trời cảm xúc mang tính khái quát cao độ: Con người phải Sống với lỏng hi vọng vào tương lai, với lòng biết ơn vào quá khứ.
Bài 2:
a) Theo anh (chị) bài thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kí niệm trong tôi
Roi
như tiếng sói
trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Bố cục bài thơ có 2 đoạn:
-              Bốn câu thơ đầu của đoạn thứ nhất nói về sự huỷ diệt của dòng chảy thời gian. Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ êm, tưởng chừng như yếu ớt. Thời gian qua đi, những chiếc lá khô héo rơi rụng. Và những kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng. Tất cả rồi cũng sẽ tàn tạ, cũng chìm vào quên lãng?
-              Thế nhưng ở ba câu còn lại, tứ thơ rẽ lối độc đáo, vẫn còn những điều kì diệu tồn tại bất biến qua thời gian, không gian. Đó là nghệ thuật, đó là tình yêu từ đôi mắt em.
-              Nghệ thuật đạt đến độ tuyệt vời sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian trôi chảy. Những câu hát của người bình dân từ ngày xửa ngày xưa, vẫn còn tươi nguyên trong tâm hồn con người hiện tại, những áng thơ văn bất hủ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... vẫn tồn tại mãi mãi.
-              Câu kết của bài là câu thơ tuyệt bút, đôi mắt em, đối mắt của người yêu, đòi mắt của tình yêu mãi mãi là giếng nước không bao giờ cạn, nó chuyên chở biết bao điều trong mát ngọt lành.
b) Qua bài thơ Thời gian trang 122, SGK Ngữ văn 10, tập 2, Văn Cao muốn nói điều gì?
-              Với Văn Cao, thời gian có thể xoá nhoà tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời của con người. Duy chi có nghệ thuật và tình yêu là tồn tại vĩnh hằng cùng với cuộc sống.
Bài 3:
a)            Giải thích rõ quan điểm của Chế Lan Viên về môi quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ờ các câu: “Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gùi cho minh / Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!”.
-              Rất nhiều nhà thơ, nhà văn thường dùng tác phẩm của mình để nói lên quan điểm về nghệ thuật. Bài thơ Mình và ta của Chế Lan Viên cũng vậy. Cách thể hiện mối quan hệ giữa bạn đọc và người viết thật cảm xúc, lay động lòng người. Mình và Ta vốn gắn bó keo sơn, son sắt tự ngày xưa, thân thiết, tri âm, tri kí. Chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng là chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người viết tìm đến khai thác, diễn tả.
-              Vì mối quan hệ tương thông, tương đồng đó, người viết mới có thể nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng để sáng tác những tác phẩm nói lên tiếng nói chung của cộng đồng, của dân tộc.
b)            Tìm hiểu vấn đề văn bản văn học và tác phẩm văn học trong mối tương quan giữa nhà văn và tác phẩm bằng quan niệm của Chế Lan Viên thể hiện ở các câu: “Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, / Gửi viên đá Con, mình dựng lại nên thành”.
-              Hai câu thơ diễn tả thật cô đọng quá trình từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
-              Viết không phải là nói hết, diễn tả hết. Nhà văn cần dành cho người dọc cơ hội tái tạo lại, tường tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn về thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.

Xem thêm >>> Hướng dẫn cách lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

Trên đây là những kiến thức mà Cunghocvui đã tổng hợp về văn bản văn học từ khái niệm đến những bài luyện tập cụ thể, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3