Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết Quan âm Thị Kính

2,538 từ

Quan Âm Thị Kính là một vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài Quan âm Thị Kính qua bài viết dưới đây

Vở kịch Quan âm Thị Kính

Vở kịch Quan âm Thị Kính

Quan âm Thị Kính

* Các điểm cơ bản:
-    Để xem hoặc phân tích, học sinh cần biết những điểm cơ bản sau:
+ Chèo: loại kịch hát, múa dàn gian, trước kia thường được diễn ở sân đình nân còn được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Nay thì có thể trình diễn trên sân khấu.
+ vể nội dung thì chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm (Quan Ám Thị Kính, Từ Thức, Trương Viên, Kim Nham, Tống Trân - Cúc Hoa,...) xoay quay trục bi cực (đau khổ, oan trái) - thái lai (tốt đẹp, yên vui).
+ về nhân vật thì cách hóa trang và trình diễn theo tính ước lệ. Ví dụ:
-    Vai nữ chính thì đức hạnh, nết na, mặc áo hồng lồng xa đen, vận động trên sân khấu theo góc vuông, đường thẳng, tư thế ngay thẳng, để quạt che kín đáo, thường hát điệu sử bàng.
-    Vai nữ lệch thì lẳng lơ, bạo dạn, dán cao ở thái dương, vận động theo đường lượn sóng khuếch đại quá mức, đảo mắt nhiều, dáng đi ưỡn ẹo, nhiều chuyển động đột ngột, thường hát điệu cấm giá, sắp chợt
-    Vai mụ ác: tàn nhẫn, độc địa. Hề chèo là những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người xem... Soạn bài Quan âm Thị Kính

  Có lẽ chèo là hình thức sân khấu xưa nhất của chúng ta. Là một dân tộc trọng nhân nghĩa, tổ tiên ta đã mượn hình thức giải trí này để khuyên bảo người đời. Nội dung chèo thường được cải biên từ kho tàng truyện cổ hay truyện Nôm khuyết danh như vở chèo Quan Âm Thị Kính sẽ được phân tích dưới đây.

   Truyện kể rằng Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng Id say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

   Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa”, được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng. Dưới đây là trích đoạn Nỗi oan hại chồng. Trước khi phân tích, chúng ta cần biết những đặc điểm về hình thức để diễn đạt nội dung của kịch bản. Phân tích Quan âm Thị Kính

   Kịch bản có hai hình thức về chữ in. Chữ in nét nghiêng không nằm trong dấu ngoặc đơn là tên của nhân vật, còn những chữ nằm trong dấu ngoặc đơn mang nội dung hướng dẫn diễn viên nói, hát hoặc diễn xuất. Phần chữ in nét đứng là lời diễn viên đóng vai nhân vật phải nói trong khi diễn. Đoạn mở đầu:

Thiện Sĩ: (nói sử) Nàng ơi, đã bao lâu soi kinh bóng quế Ta dùi mài đợi hội long vân

Đêm nay nghe mỏi mệt tâm thần
Mượn kỉ này ta nghỉ lưng một lát. 

(Thị Kính dọn kỉ rồi ngồi quạt cho chồng. Thiện Sĩ thiu thiu ngủ. Một lát. Thị Kính chăm chú nhìn dưới cằm chồng, băn khoăn). Thiện Sĩ nói với vợ (theo lối nói sử) rằng chàng chăm lo học tập đã lâu để chờ khoa thi đỗ đạt làm quan. Đêm nay chàng thấy mỏi mệt cả cơ thể lẫn đầu óc nên muốn nằm nghi' trên chiếc ghế tràng kỉ. Người đóng vai Thị Kính làm theo những dòng chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn. Đấy là những cử chỉ giúp người xem đánh giá ban đầu về tính cách của nhân vật này, nhát là cử chỉ “ chú nhìn dưới cằm chồng, băn khoăn".Chính từ cái nhìn ấy, với vốn hiểu biết về nhân tường tốt xấu, thây cọng râu "dị hình sắc dưới cằm mọc ra". Người đọc biết nàng nói sử một đoạn dài, và kết ở hai câu:

“Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an
Ầu dao bén, thiếp xén tày một mực".

“Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức dậy, hốt hoảng nắm lây dao kêu lên", những dòng chữ in nghiêng miêu tả hành vi của nhân vật Thiện Sĩ. Và Thiện Sì đã la lờn lên:

“Hời cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!
Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường... ”

   Cái nút thắt của đoạn chèo Nỗi oan hại chồng đã được buộc. Các nhân vật khác xuất hiện là để kéo hai đầu mối cho chặt thêm. Một bên là Sùng bà, một bên là Sùng ông, ỏ giữa nút thắt là Thị Kính và người cha già Mãng ông mà nàng hết lòng thương kính. Còn Thiện Sĩ là một thư sinh nhu nhược, hành xử như một kẻ vô học, không tìm hiểu nguyên nhân hành vi của người đã thương yêu và chăm sóc anh ta suốt những năm tháng dài. Tất nhiên hai nhân vật xuất hiện tiếp lả Sùng bà và Sùng ông. Cả hai hiệp lực tấn công cô con dâu tội nghiệp bằng thứ ngôn ngữ tương phản, đối lập vơi mục đích tâng bốc mình và đay nghiến, xỉ vả cùng vơi hành vi đày đọa Thị Kính thay vì hỏi rõ sự tình trước khi hành xử. Hình như cả hai có mối thâm thù nào đó vơi gia đình Thị Kính và nay có dịp để trả thù. về gia đình mình, Sùng bà cho là “giống phượng giống công - cao môn lệnh tộc - trứng rồng lại nở ra rồng...". Còn gia đình Thị Kính thì bà hạ xuống thành loại “mèo mả gà dồng - con nhà cua ốc - Liu diu lại nở ra dòng liu diu...".

Không chỉ đay nghiến, xỉ vả bằng thứ ngôn ngữ thậm tệ nặng nề, Sùng bà còn hành hạ “dúi dầu Thị Kính ngã xuống" trước khi nói rõ tội danh của Thị Kính theo suy nghĩ của bà

“Sùng bà: (nói lệch) Ôi chao ơi là mặt!

Chém bổ băm vằm xả xích mặt!

Gái say trai lập chí giết chồng?”

   Thế rồi bà bảo gọi Mãng ông qua nhà mặc cho năm lần Thị Kính khóc lạy, xin trình bày sự việc, xin được kêu oan với bà. Sùng ông mời Mãng ông cũng hết sức đểu cáng, thâm độc:

 

Mong rằng bài phân tích Quan âm Thị Kính của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bài học giúp ích cho quá trình tìm hiểu tác phẩm!

shoppe