Đăng ký

Quan âm Thị Kính

1,352 từ

Quan âm thị kính được là một đoạn trích của một vở chèo nói về những mâu thuẫn xung đột và nỗi khổ của người phụ nữ. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài viết dưới dây

Vở chèo

Vở chèo "Quan âm Thị Kính" được biểu diễn trên sân khấu

Quan âm thị kính

Câu 1: Trang 120 - SGK Văn :

  Tự đọc

Câu 2: Trang 120 SGK Văn 7 

  Tự đọc

Câu 3: Trang 120 SGK Văn 7

  Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng có tất cả 5 nhân vật: Thị Kính, Thiên Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Măng ông. Tuy nhiên, nhân vật Thị Kính và nhân vật Sùng bà là những nhân vật chính thể hiện xung đột kịch

  Những nhân vật đó thuộc loại vai và địa diện cho:

    + Sùng bà: thuộc loại vai ác, đại diện cho giai cấp thống trị, tầng lớp địa chủ phong kiến

    + Thị Kính: Thuộc loại vai hiền lành đồng thời đây là nhân vật chính, đại diện cho tầng lớp dân thường, cho những con người vốn chịu nhiều mất mát, đàn áp, thua thiệt trong xã hội cũ.

Câu 4: Trang 120 SGK Văn 7

  Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ ngồi đọc sách , gợi lên mọt không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

  Những cử chỉ, lời nói của Thị Kính như quạt cho chồng ngủ, chăm chú nhìn chồng và phát hiện sợi râu mọc ngược, rồi Thị lấy dao định xén chiếc râu đó. Tất acr đều thể hiện một điều Thị Kính rất yêu thương chồng, đó là một tình cảm hết sức chân thành, tự nhiên. 

Câu 5: Trang 120 SGK Văn 7

  Những hành động của bà Sùng đối với Thị Kính như dúi đầu Thị xuống, bắt Thị phải ngửa mặt lên, chửi mắng Thị, không cho nàng giải thích, thanh minh hay phân bua, rồi bà còn hất tay Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị về cho gia đình. 

    => Đó là những hành động đầy tính thô bạo, hạ nhục người khác

  Những lời nói của bà Sùng đối với Thị Kính đầy sự đay nghiến, cay nghiệt, mắng nhiếc Thị "Mày là con nhà cua ốc", "giống phượng giống công", "Nhà bà đây cao môn lệnh tộc". Những lời nói thể hiện sự phân biệt, đối xử giai cấp, thể hiện sự chệnh lệch "không môn đăng hộ đối" giữa hai gia đình.

Từ đó, người đọc cảm nhận được mụ Sùng là người hết sức tàn nhẫn, độc ác, điêu ngoa, coi thường người khác, chà đạp lên nhân phẩm người khác không thương tiếc

Câu 6: Trang 120 SGK Văn 7

 - Trong trích đoạn, có 5 lần Thị Kính lên kêu oan. Trong đó, 4 lần kêu oan với mẹ chồng và chồng "Oạn con lắm mẹ ơi! oan cho thiếp lắm chàng ơi" nhưng Thị lại gặp phải một người chồng bạc nhược, một mụ Sùng điêu ngoa, phân biệt tầng lớp, không chấp nhận nàng

 - Lời kêu oan lần thứu năm của Thị với Mãng ông mới nahạnd dược sự cảm thông và thấu hiểu. Dù biết con gái mình bị oan nhưng với thân phận của một người nông dân nghèo thì ông cũng không thể thanh minh hay giúp đỡ gì cho con gái được.

Câu 7: Trang 120 SGK Văn 7

 - Trước khi duổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn bày mưu để làm một màn kịch tàn nhẫn để làm cho cha con nhà Thị Kính nhục nhã, tủi hổ đến ê chề

     + Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu rồi sau đó vu oan cho Thị là nửa đêm giết chồng nhưng thực ra là nói Mãng ông sang nhận con về

     + Khi Mãng ông sang chưa hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, Sùng ông đã giúi ngã Mẫng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia một cách thô bạo

 - Xung đôth kịch trong đoạn trích được đẩy lên cao trào là khi Mãng ông bị giúi ngã, Thị chạy ra đỡ cha rồi hai cha con ôm nhau khóc. Hình ảnh đó thật đáng thương biết bao nhiêu. Dường như Thị bị đẩy đến tột cùng nỗi đau khi nỗi oan ức không thể giải thích, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, li tán và còn làm liên lụy đến người cha già bị nhà người ta sỉ nhục, hành hạ, coi thường. 

Câu 8: Trang 120 SGK Văn 7

   Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà bà Sùng đầy lưu luyến, đau khổ khi phải xa chồng, chịu oan ức. Đang sống trong hòa hợp, yên vui nay đã phải chia lìa, Thị Kính ngậm ngùi xót xa cho duyên phận hẩm hiu, số phận bất hạnh của mình. 

   Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" như lối giải thoát đường cùng của THị. Điều đó thể hiện ý chí phải tiếp tục sống để mong ngày được sáng tỏ, được giải oan nhưng tìm đến nơi cửa Phật cũng là lựa chọn của sự cam chịu, không phải đấu tranh. Đó cũng là con đường giúp nhiều nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ

   

Mong rằng bài viết Quan âm Thị Kính của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm!

shoppe