Thuyết minh về tác hại của việc hủy diệt động vật hoang dã
A. ĐỀ BÀI
Tác hại của việc hủy diệt động vật hoang dã.
B.GỢI Ý
TẤN THẢM KỊCH ở KANSAS
Youri Dmitriev
Tấn thảm kịch xảy ra cách đây khá lâu. Nhưng thiên hạ vẫn chưa quên nó, vả những gì đã xảy ra trên thảo nguyên Bắc Mĩ sẽ khiến ta phải xấu hố trong nhiều năm sau.
Trên những thảo nguyên đà từng sống thành đàn những con thú khỏe đẹp được gọi là bò rừng, mà người Mĩ gọi là “trâu”. Người da trắng đầu tiên được thấy chúng là một thủy thủ người Anh. Năm 1612 khi đang ngược dòng sông Pôtmak bằng tàu thủy, ông sửng sốt trước hàng đàn “bò rừng’' gặm cỏ O đây. về sau, nhiều du khách cho biot họ đã thấy một đàn thú chạy cọ sát vai nhau - có thể nói như vậy - chiếm một vùng đất rộng 40 km và đài 80 km. Họ nhân mạnh vào bản tính thân thiện của những con thú này. Tuy to lớn khỏe mạnh (con đã trưởng thành cân nặng đến 1.200 kg), chung vẫn rẽ lối nhường cho những con thú yếu hơn, và nếu có kẹt giữa đàn bò rừng đang chen chúc nhau, ta vần có thể thoát ra khỏi, chẳng bị sây sát gì.
Sau này, người ta tính ra có hàng triệu con bò rừng đã từng sống trên những thảo nguyên Bắc Mĩ.
Và bỗng nhiên, những người da trắng tràn ngập vùng đất này. Tất cả những ai có thố ngồi trên yên ngựa và biết bắn đôi chút đều đi săn bò rừng.
Vì vậy mà năm 1801, trên các thảo nguyên, chẳng còn lây một con bò tót.
Ba mươi hai năm sau nữa, không tài nào tìm thấy một con bò tót từ New York đến sông Misissippi.
Nhưng bò tót vần còn sống ở miền tây lục địa.
Người ta ước chừng còn gần 60 triệu con. Thê là cả một đạo quân thợ săn đố xuống đi săn tìm chúng.
Chẳng những người ta săn bò rừng, mà còn tìm cách tiêu diệt chúng vì những lí do chính trị.
Bò rừng vốn thường lang thang qua khắp các vùng thảo nguyên và những bộ lạc du mục người da đỏ lần theo dấu chân chúng. Đổi với dân da đỏ, bò rừng là nguồn sống chủ yếu. Người da đỏ ăn thịt chúng, lấy da làm áo quần, giày dép, căng lều chõng và căng trên những giá gồ thành những con thuyền độc ' mộc sử dụng rất nhẹ nhàng. Họ còn dùng gân bò rừng bện thành dây cung và dây thòng lọng, dùng xương để chế tạo các loại dụng cụ, từ cây kim đến chiếc búa, và sừng bò được cải biến thành dụng cụ nấu nướng và chuôi dao.
Dĩ nhiên người da đó cũng săn bò rừng. Nhưng họ chỉ giết một số lượng cần thiết cho sự sống còn của bộ lạc. Ngoài ra, họ còn bảo vệ bò rừng con chống lại loài chó sói thảo nguyên.
Vào thời Colombus tìm ra Châu Mỹ, người ta ước tính có đến cả chục vạn dân da đỏ sinh sống trốn “vùng đất bò rừng” và sống nhờ vào loài thú này. Nhưng số bò rừng không vì thế mà suy giảm.
Bò rừng cung cấp lương thực, áo quần cho người da đỏ và do đó giúp giông dân kiêu hãnh và tự do này giữ được độc lập đối với người da trắng mới đốn, khiến họ rất bực tức. Vì không có cách nào chinh phục được người da do nên người da trắng bắt đầu cuộc thập tự chiến chống lại bò rừng. Từng đội lính vũ trang và “người tình nguyện” được chính quyền quân sự tiếp tế đạn • dược, mở màn cuộc tấn công có kế hoạch vào đàn bò rừng. Họ lần theo vết chân bò rừng và đế lai vô sô xác bò rừng chết dọc theo đường họ đi. Họ không có sức sử dụng đến cả một phần nhỏ các chiến lợi phẩm, mà họ cùng chẳng muốn thô. Nhiệm vụ của họ là buộc người da đỏ phải chết đói. Và họ đã thành công. Bộ lạc Sioux dũng cảm cùng những bộ lạc khác, bị cướp mất phương tiện sinh sống, bắt đầu chết dần chết mòn vì đói và rét.
Trong khi tại Bắc Mĩ, binh lính và thợ săn đang sát hại bò rừng nhằm bắt người da đỏ phải quỳ gối, thì ở miền Nam bò rừng lại bị tiêu diệt vì mục đích khác.
Ngày 1 tháng 7 năm 1862, Tổng thống Hoa Kì kí một đạo luật thành lập hai công ti đường sắt Liên hiệp Thái Bình Dương và Tru.ig ương Thái Bình Dương. Đường sắt nối liền Chicago đến San Francisco được thiết lập. Dám nhà thầu sớm nhận ra rằng công nhân xây dựng có thể cung cấp thịt ré mà ngon lấy từ bò rừng. Thế là họ mướn những tay thợ săn chuyên việc tàn sát này. Phải chi họ chỉ giết thú để đủ dùng vào lương thực, thì tấn thảm kịch đã không xảy ra. Thật ra, công nhân xây dựng chẳng cần nhiều thịt đến thê, và sau khi công trình xây dựng hoàn tất, vẫn còn khá nhiều bò rừng. Nhưng đám thợ săn cứ lồng lộn lên. Việc giết chóc ăn sâu vào đầu óc họ, nhất là khi nó chẳng đưa đến nguy hiểm gì cho bản thân họ. Những con thú hiền lành nhút nhát này, tuy rất khỏe, song chẳng bao giờ tìm cách trả miếng lại, hoặc tân công kẻ sát hại mình. Dưới làn mưa đạn, chúng chỉ kiếm đường chạy trốn, càng nhanh càng tốt, nhưng vì bầy đông gây trở ngại cho việc chạy thoát thân, nên thường chúng lao vào nhau, giẫm lên nhau tại chỗ.
Điều thường xảy ra là trong số hàng ngàn bò rừng bị giết người ta chỉ lấy một ít khoanh thịt để làm thức ăn. Đôi khi những kẻ giết chúng chi thích cắt lây lười mà thôi.
Những cánh đồng cỏ Bắc Mĩ, chạy từ hồ Eric đến Texas, rải rác những đống xương trắng. Đường sắt Thái Bình Dương vừa khánh thành, quảng cáo những thuận lợi săn thú thật kì diệu - ngay từ cửa toa tàu, ta có thế săn bò rừng. Họ đã không quảng cáo dôi. Những con thú đầy tin tưởng vẫn tiếp tục gặm cỏ gần đường ray. Lúc đến gần bầy thú đang gặm cỏ một cách bình yên, người lái sẽ cho tàu chạy chậm lại, và súng sẽ nổ vang từ những cửa toa, làm rung chuyển cả bục và mũi tàu. Đoàn tàu vẫn tiếp tục lăn bánh, để lại phía sau hàng trăm xác thú chết. Chẳng ai cần đến thịt hoặc đa của chúng, các hành khách cũng chỉ cần chút kích thích sôi nổi trong việc giết chóc thôi.
Nhưng chẳng bao lâu người ta nhận ra giá trị của da bò rừng - chẳng thế mà người da đỏ tồn trữ một số lượng lớn da bò - và một đợt giết bò rừng lại mở màn. Chi trong một mùa săn (hai hoặc ba tháng), có hơn 200 ngàn bò rừng bị hạ ở bang Kansas. Từ năm 1870 đến 1875 hàng năm có khoảng 2,5 triệu con thú bị giết.
Từng đoàn tàu hàng chất đầy da bò rừng nối tiếp nhau chạy trên con đường ray mới. Đã được đưa đến một công ti chuyên môn. Một công ti khác được thành lập để chế biến xương bò thành phân bón và thuốc nhuộm đen. Chỉ trong vòng hai năm, người ta đã cung cấp 8,5 triệu kg xương bò.
Sau nhiều năm tàn sát bừa bãi, giống bò rừng biến mất khỏi vùng thảo nguyên Bắc Mĩ. Số ít đàn bò còn sót đến lánh nạn tại Texsas nhưng các tay săn cũng đuổi theo. Năm 1883, họ giết 59 con' cuối cùng tại Texsas. Chỉ còn sống sót lại bốn con, nhưng rồi cũng bị bắt gặp và bị giết năm 1889.
Năm 1880, những con bò rừng cuối cùng tại miền Bắc cũng đến ngày tận số. Các tay thợ săn bám sát một bầy bò rừng đã chạy thoát khỏi cuộc tàn sát, và trong vòng ba tháng mỗi tay thợ săn bình quân hạ từ một đến hai ngàn con. Trong vòng 50 năm, người Mĩ đã giết 75 triệu con bò rừng.
Đỗ Quang Đính và Lê Khánh dịch.
Xem thêm >>> Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường
Trên đây là bài viết về tác hại của việc hủy hoại động vật hoang dã đối với môi trường, mọi ý kiến thắc mắc cũng như đóng góp hãy để ở phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tootso <3