Tất tần tật lý thuyết về từ trường chính xác nhất
Bài viết tổng hợp các kiến thức lý thuyết về từ trường mà bạn cần phải nắm rõ được như từ trường là gì, tính chất cơ bản, đường sức từ, nặng lượng từ trường và bài tập từ trường giúp củng cố kiến thức. Đi vào tìm hiểu cùng với Cunghocvui ngay thôi nào!
I) Tìm hiểu chung
Trong phần tìm hiểu chung ta đi tìm hiểu các khái niệm liên quan như từ trường là gì, tính chất cơ bản của từ trường, cảm ứng từ, đường sức từ và tính chất của đường sức từ, hiểu được từ trường đều là như thế nào.
1) Từ trường là gì?
Khi các điện tích chuyển động thì xung quanh chúng có từ trường.
VD: Thanh nam châm và dòng điện đều có từ trường.
2) Tính chất cơ bản
Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên thanh nam châm, dòng điện đặt trong nó.
3) Cảm ứng từ
Khi người ta muốn thể hiện sự đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ thì sẽ đưa vào đó một đại lượng vecto, gọi là cảm ứng từ
4) Đường sức từ
4.1) Khái niệm
Đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì tại điểm nào trên đường cũng trùng với hướng cảm ứng từ tại điểm đó được gọi là đường sức từ.
4.2) Tính chất
- Vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua một điểm.
- Đường sức từ cong kín. Đối với nam châm, các đường sức từ đi ra ở cực Bắc và đi vào tại cực Nam.
- Các đường sức từ không hề cắt nhau.
- Tại nơi có cảm ứng từ lớn thì đường sức từ sẽ dày hơn và ngược lại.
II) Năng lượng từ trường
Để giải đáp thắc mắc về câu hỏi năng lượng từ trường là gì, cùng với Cunghocvui đi vào tìm hiểu ở chuyên mục này ngay thôi.
1) Công thức năng lượng từ trường của một cuộn dây, cuộn cảm, ống dây.
\(W = \dfrac {1}{2}Li^2\)
Trong đó
- W: năng lượng từ trường (J)
- L: độ tự cảm (H)
- i: cường độ dòng điện qua ông dây (A)
2) Công thức năng lượng từ trường
\(W = \dfrac{1}{8\pi}10^7B^2V\)
Trong đó
- W: năng lượng từ trường (J)
- B: cảm ứng từ (T)
- V: thể tích (V)
III) Luyện tập
Cunghocvui gửi đến bạn một số bài tập từ trường căn bản giúp bạn củng cố kiến thức lý thuyết ở phía trên bài viết.
Bài 1: Cho một dòng điện thẳng, dài. Biết rằng cường độ của dòng điện là 20(A), cảm ứng từ tại N cách dòng điện 5cm. Tính cảm ứng từ.
A. \(B = 10.10^{-5} T\)
B. \(B = 8.10^{-5} T\)
C. \(B = 7.10^{-5} T\)
D. \(B = 9.10^{-5} T\)
Chọn B
Bài 2: Cho một dòng điện thẳng, dài. Điểm B cách dây một khoảng bằng 10cm, cảm ứng từ của dòng điện gây ra độ lớn \(2.10^{-5} T\). Cường độ dòng điện bằng?
A. 15 (A)
B. 8 (A)
C. 10 (A)
D. 9 (A)
Chọn C
Bài 3: Cho dòng điện có cường độ bằng 5(A) chạy trong dây dẫn thằng, dài. Cảm ứng từ bằng \(4.10^{-5} T\) gây ra tại điểm N. Tính khoảng cách giữa điểm N và dây dẫn.
A. 1 (cm)
B. 1,5 (cm)
C. 2 (cm)
D. 2,5 (cm)
Chọn D
Bài 4: Khi cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Điểm ta xét dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ?
A. tăng lên 4 lần
B. giảm xuống 4 lần
C. tăng lên 2 lần
D. Giữ nguyên
Chọn A
Bài 5: Tìm phát biểu sai về cảm ứng từ của từ trường do dòng điện chạy trong vòng dây tròn gât ra tại tâm.
A. phụ thuộc vào vị trí điểm ta xét
B. phụ thuộc vào cường độ dòng điện
C. phụ thuộc vào bán kính dòng điện.
D. Độ lớn luôn bằng \(2\pi.10^-7\) nếu đặt trong không khí.
Chọn A
Xem thêm >>> Giải bài tập từ trường SGK
Bài viết trên là những kiến thức căn bản cần nắm được mà Cunghocvui đã tổng hợp được, hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn học tập tốt <3