Đăng ký

Tất tần tật lý thuyết về "Khe chim kêu" (Điểu minh giản) của Vương Duy

4,480 từ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.            Cuộc đời và sự nghiệp
-              Về cuộc đời: Vương Duy (701-7611 tự là Ma Cật quê ở đất Kì, Thái Nguyên nay là huyện Kì, tỉnh Sơn Tây.
+ Vương Duy đỗ đầu kì thi tiến sĩ vào năm Khai Nguyên thứ 9 (721) và được bổ làm Đại nhạc thừa.
+ Có thể nói Vương Duy là một nhà thơ làm quan. Sự nghiệp quan trường của ông tuy cớ thăng trảm nhưng nói chung vẫn tương đối thông thuận. Ỏng bị bệnh mất năm 716 khi đang giữ chức Thượng thư hữu thừa.
-              Về sự nghiệp: Vương Duy là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thiền học Phật giáo. Thơ ông mang đậm ý vị Thiền vì vậy người đời gọi ông là "Thi Phật'’. Vương Duy làm thơ về nhiều đề tài nhưng ông đạt được nhiều thành tựu nổi bật ở máng “thơ sơn thúy”.
+ Thơ Vương Duy mang phong cách thanh nhã, tiêu biểu cho phong cách thơ Thịnh Đường, hiện còn lại 417 bài.
2.            Các phái thơ chủ yếu của thơ Đường
-              Các phái thơ chủ yếu của thơ Đường là: thơ sơn thủy điền viên, thơ biên tái, quán lữ, cung oán, khuê tình và tống biệt.
-              “Điểu minh giản” thuộc phái thơ sơn thủy điền viên, loại thơ viết về thiên nhiên, núi sông cây cỏ.
3.            Đặc trưng không gian và thời gian thơ
-              Không gian: yên tĩnh, vắng lặng.
-           Thời gian: ban đêm (tín hiệu trăng lên).
4.            Đây là một bức tranh thiên nhiên nhưng chất liệu chủ yếu không phải là màu sắc. Yếu tố chủ đạo làm nên tinh thần của bài thơ là:
-              Trong bài thơ có hoa quê và trăng nhưng đều không được miêu tả về màu sắc. Yếu tố chủ đạo làm nên tinh thần của bài thơ là âm thanh, trong đó có cả âm động và những âm vô thanh.
+ Âm động: tiếng chim núi giật mình, tiếng chim kêu trong khe suối.
+ Âm vô thanh: hoa quế rụng, đêm im lặng, trăng lên.
-              Âm thanh trong bài thơ dù là ám động hay âm vô thanh thì đều hướng đến thế hiện sự tĩnh lặng trong đêm xuân và lòng người.
5.            Mối quan hệ giữa động và tĩnh
-              Thông thường, trong tự nhiên, cái động thường có tác động tới cái tĩnh, khuấy động cái tĩnh. Chẳng hạn tiếng chim làm buổi sớm yên tĩnh mùa xuân bừng tỉnh giấc nhưng trong bài thơ này, quy luật ấy lại bị đảo ngược: Cái tĩnh lặng của đêm được cảm nhận thông qua âm thanh.
-              Thật bất ngờ là những âm vô thanh trong bài thơ lại có khả năng tác động đến những thực thế sống động (con người, chim) bởi cái hữu thanh bị lọt thỏm vào trong sự ngút ngàn của cái vô thanh và nhờ đó mà sự yên tĩnh lại càng được nhấn mạnh.
-              Quan hệ giữa cái động và cái tĩnh là mối quan hệ truyền thống trong thơ Đường. Sự hòa quyện của âm thanh cũng là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
6.            Mối quan hệ giữa hình và ảnh
-              Bài thơ có sự hài hòa, gắn bó giữa hình ảnh và âm thanh.
-              Hình thì có con người, hoa quế, núi... -, ám thì có tiếng chim kêu.
-              Hình ảnh gợi nên âm thanh: âm thanh của hoa quế rụng.
-              Âm thanh gợi nên hình ảnh: tiếng chim kêu trong khe núi vẽ lên hình ảnh chú chim đang giật mình vì ánh trăng.
7.            Tâm hồn nhà thơ
-              Một tâm hồn thanh tĩnh, tinh tế, tâm hồn có thể cảm nhận được cả “hoa quế rụng" cùng những trăng, chim núi trong đêm xuân. Một tâm hồn thi sĩ nhàn tản đến vậy mới có thể đồng cảm trước khung cảnh thiên nhiên ấy. Đó là một tâm hồn bình yên trong thiên nhiên tĩnh lặng.
8.            Bài thơ này của Vương Duy gợi nhớ đến bài thơ nào của Lí Bạch?
-              Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, trong SGK Ngữ văn lớp 7.
-              Bài Tĩnh dạ tứ lấy sự thanh tĩnh của đêm để thể hiện nỗi niềm “tư cô hương” trong lòng tác giả, còn Điểu minh giản, thì sự thanh tĩnh trong lòng thi nhân được thể hiện trong một đêm xuân.

B. TỰ LUẬN
Hãy trình bày vẻ đẹp của bài thơ “Khe chim kêu” của Nguyễn Duy
Gợi ý làm bài
Vương Duy là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thiền học Phật giáo. Thơ ông mang đậm ý vị Thiền vì vậy người đời gọi ông là “Thi Phật”. Thơ Vương Duy mang phong cách thanh nhã, tiêu biểu cho phong cách thơ Thịnh Đường, hiện còn lại 417 bài. Nếu Vương Xương Linh được coi là bậc kì tài của những áng thơ viết về đề tài biên tái, Lí Bạch là thi sĩ của tống biệt, hữu nhàn,... thì Vương Duy - tuy làm thơ về nhiều đề tài khác nhau song được coi là bậc thầy của phái thơ sơn thúy. Điểu minh giản là một trong số những bài thơ tiêu biểu ấy
Điểu minh giản thuộc phái thơ sơn thủy (tiền viên, loại thơ viết về thiên nhiên, núi sông cây có, nơi mà “Thi Phật" có thể ung dung tự tại đắm mình thưởng ngoạn, xa lánh bụi trần.
Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh con người:
Nhân nhàn quế hoa lạc
(Người nhàn thảnh thơi, hoa quế rụng)
Con người ở đây là người nhàn hạ, không vướng bận lo âu bất cứ điều gì. Đang chú ý là chỉ năm chữ những câu thơ tồn tại hai vế độc lập nhau: người thảnh thơi / hoa quế rụng. Giữa hai vế này rất khó có thể hình dung ra sự móc nối. Ta cùng suy đoán: người nhàn hoa quế rụng hoặc người nhàn ngắm hoa quế rụng... Dẫu suy luận cách nào thì hai vế ấy cũng không hề có quan hệ nhân quả. Tương tự, câu thơ thứ hai cũng được cấu trúc theo lối phi nhân quá này: Đém im lặng / non xuân vắng không. (Tuy nhiên hai câu cuối của bài thơ lại theo luật nhân quả). Nhịp điệu chậm rãi cùng với sự rời rạc của hình tượng thơ đã dựng lên tư thê ung dung, tự tại của chủ thể trữ tình.
Mặt khác, chính những hình tượng được đặt trong cấu trúc phi nhân quả ấy đã tạo nên được sự đột biến của tư duy nghệ thuật: thoạt đọc, ta cứ ngỡ bài thơ bao quát một khoáng không gian rộng lớn hoành tráng với "hoa quế”, “núi xuân”, “đêm trăng”... nhưng ngẫm nghĩ kĩ ta sẽ thấy không gian đó không hề mênh mông chút nào bởi tất cả được cảm nhận trong phạm vi của thính giác. Thơ sơn thủy được “vẻ” bằng âm thanh chứ không bằng màu sắc hình khối, quả thật thần kì. Vương Duy lắng nghe cảnh vật bằng cái tâm tĩnh lặng của minh. Nghe từ âm thanh khẽ nhất, vô thanh nhất để lắng đọng được bao điều huyền diệu của thiên nhiên, của lẽ sống con người.
Khác hẳn với những bài thơ Đường của thi pháp tống biệt, hữu nhân hay biên tái, khác với không gian bao la bát ngát trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch hay Khuê oán của Vương Xương Linh, Điểu minh giản của Vương Duy thật nhỏ bé, tĩnh lặng và thanh bình. Chi là một khe núi nhỏ nơi nhà thơ nghe được tiếng "chim kêu”.
Dạ tĩnh xuân sơn không.
(Đêm im lặng, non xuân vắng không)
Câu thơ không chỉ cho thấy không gian vắng lặng nơi khe núi mà còn xác định thời gian của thi phẩm, đó là một “đêm xuân”. Câu thứ ba càng khẳng định thêm điều đó với tín hiệu “trảng lên” (nguyệt xuất). Cả không gian và thời gian của bài thơ kết hợp thật đồng điệu. Một đêm yên tĩnh nơi rừng núi, thanh bình mà không âm u (do có trăng và thời điểm là mùa xuân) càng khẳng định tinh thần sơn thủy điền viên rất Vương Duy.
Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên nhưng chất liệu chủ yếu không màu sắc. Ta biết dược “quê hoa”, "nguyệt xuất” nhưng đâu rồi ánh i tr*
trảng vàng, đâu rồi màu quế đỏ? Đó chính là do yếu tố chủ đạo làm nên tinh thần của bài thơ không nằm trong sắc màu phong cảnh. Nó nằm trong cái tình, cái hồn của thi nhân đối với thiên nhiên thể hiện qua các âm thanh, trong đó có cả âm động và những âm vô thanh.
Âm động là tiếng chim núi giật mình, tiếng chim kêu trong khe suối Âm vô thanh là hoa quế rụng, đêm im lặng, trăng lên. Âm thanh trong bài thơ dù là âm động hay âm vô thanh thì đều hướng đến thể hiện sự tĩnh lặng của đêm xuân và lòng người. Nhưng đặc biệt hơn cả chính là mối quan hệ giữa động và tĩnh trong bài thơ thể hiện qua những âm thanh ấy.
Thông thường, trong tự nhiên, cái động thường tác động tới cái tĩnh, khuấy động cái tĩnh. Chẳng hạn tiếng chim làm buổi sớm yên tĩnh mùa xuân bừng tỉnh giấc nhưng trong bài thơ này, quy luật ấy lại bị đảo ngược: Cái tĩnh lặng của đêm được cảm nhận thông qua âm thanh. Điểm nhấn của bài thơ nằm ở chính câu thơ thứ ba:
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
(Trăng lên làm chim núi giật mình)
Trăng lên có bao giờ phát ra tiếng động, lại càng không lên một cách đột ngột, chói lóa, nhất là trong một đêm xuân. Vậy mà sự yên tĩnh của đêm với ánh trăng lại khiến "kinh sơn điểu". Thật bất ngờ là những âm vô thanh trong bài thơ lại có khả năng tác động đến những thực thể sống động (con người, chim) bởi cái hữu thanh bị lọt thỏm vào trong sự ngút ngàn của cái vó thanh và nhờ đó mà sự yên tĩnh lại càng được đà lấn lướt. Quan hệ giữa cái động và cái tĩnh là mối quan hệ truyền thống trong thơ Đường. Sự hòa quyện của âm thanh cũng là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, trời đất.
Sự tĩnh lặng, mối tương giao giữa con người và cảnh vật trong bài thơ. đặc biệt là hình tượng trăng gợi cho ta nhớ đến thi phẩm Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch. Tĩnh dạ tứ cũng lấy sự thanh tĩnh của đêm, lấy ánh trăng soi rọi để thể hiện nỗi niềm “tư cố hương” trong lòng tác giả, còn Điểu minh giản, thì lấy sự thanh tĩnh của cảnh vật thiên nhiên trong một đêm trăng xuân để diễn tả sự thanh tĩnh trong lòng thi nhân.
Điểu minh giản, ngoài mối quan hệ giữa âm động và âm tĩnh thì tác phẩm còn chất chứa cả mối quan hệ giữa hình và âm. Đó là sự hài hòa, gắn bó giữa hình ảnh con người, hoa quế, núi... với thanh âm tiếng chim kêu. Hình ảnh còn có sức chứa, sức gợi nên âm thanh: âm thanh của hoa quế rụng. Âm thanh cũng gợi nên hình ảnh: tiếng chim kêu trong khe núi vẽ lên bóng dáng chú chim đang giật mình vì ánh trăng.
Toàn bộ bài thơ, câu nào, chữ nào cũng tập trung thể hiện sự thanh bình tĩnh lặng của thiên nhiên và của cà lòng người, ngay cả khi đó là tiếng kêu của loài chim núi:
Thời minh tại giản trung
(Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối).
Nếu tiếng kêu (hót) cát lên líu lo, dồn dập thì chắc chắn sự yên tĩnh của đêm Xuân sẽ bị phá vỡ. Còn nếu ncri rừng núi ấy, hoàn toàn không có tiếng chim thi thật vắng vẻ diu hiu. "Thời minh" thật là hợp lí. Tiếng chim vừa đủ để dành động không gian bởi nó vang lên nhtr nhắc nhở sự vật vừa trải qua một khoảng thời gian yên lặng nhất định, nhấn mạnh rằng nơi này thật thanh bình nhưng không váng lăng. Nó cũng không quá nhiều để có thể phá vỡ sự thanh bình hay trong cảnh vật và lòng người. Điểu minh giản thật là một địa thế đắc đạo để Thi Phật tĩnh tâm, ngộ cảnh.
Thơ Vương Duy luôn được đánh giá là mang đậm ý vị thiền, thi phẩm này cũng không phải là một ngoại lệ. Bỏ ngoài những bụi bặm trần ai của cuộc sống, tâm hồn thi nhân trong bài thơ là một tâm hồn thanh tĩnh, tinh tế, tâm hồn có thể cảm nhận được cá "hoa quế rụng” cùng những trăng, chim núi trong đêm xuân. Chi một tâm hồn thi sĩ "đắc đạo” đến vậy mới có thể đồng cảm trước khung cảnh thiên nhiên ấy. Đó là một tâm hồn bình yên trong thiên nhiên tĩnh lặng. Cũng có thể thiên nhiên tĩnh lặng ấy là nhờ tâm hồn bình yên?

Xem thêm >>> Nắm chắc kiến thức cơ bản của Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) của Thôi Hiệu

Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp về bài viết đến Cunghocvui, bạn hãy để lại phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe