Đăng ký

Phân tích Sông nước Cà Mau

3,341 từ

  Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài văn qua bài viết dưới đây

Sông nước Cà Mau

 * Các điểm cơ bản
   Soạn bài sông nước Cà Mau: Tham khảo tại đây
-  Cảnh trời mây, sông nước của vùng đất Cà Mau được miêu tả từ khái quát đến chi tiết cụ thể.
-  Lối sống của người dân vùng sông nước đã tạo nên nếp sống văn hóa độc đáo của Đất rừng phương Nam.

I.   Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Ông tập kết ra Bắc, chuyên viết văn xuôi cho tới ngày qua đời. Tác phầm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ, trong đó có Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất.

  Truyện kế về quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng u Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc đời lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ồ vùng đất cực nam của Tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đỏi với thiên nhiên, con người ở vùng đát ấy. Truyện đã được quay thành phim truyền hình.

  Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên bài do người biên soạn đặt. 

Cuộc sống vùng sông nước Cà Mau

Cuộc sống vùng sông nước Cà Mau

II.  Mở đầu bài văn, Đoàn Giỏi miêu tả về màu sắc và âm thanh của vùng đất bao la với “sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện". Màu sắc thì trời, nước, cây cối bốn bề “chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn diệu”. Âm thanh cũng chỉ là “tiếng rì rào bất tận" của gió rừng và sóng biển. Hai thứ đơn điệu ấy “ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người” trước quang cảnh bình lặng kéo dài tới mút tầm mắt. Ấy là cảm giác nhạy bén có tính khái quát của nhà văn khi vào vùng đất trời rộng lớn ấy. Những đoạn văn kế tiếp, nhà văn kể theo nhịp thời gian, theo nhịp đẩy của mái chèo giữa kênh rạch, sông nước.

  Trước hết, Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông". Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,..., kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen’”'. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.

   Với cách khai thác từ khái quát đến chi tiết, từ không gian rộng đến hẹp, Đoàn Giỏi đã dẫn người đọc trên chuyến đò dọc vượt qua nhiều kênh rạch để vào “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng dàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. Chỉ mới đọc những dòng văn miêu tả của Đoàn Giỏi thôi chúng ta đã tưởng tượng ra sự hùng vĩ của con sông Năm Căn. Không chỉ hùng vĩ bởi con nước rộng cả ngàn thước chiều ngang ngày đêm ầm ầm đổ ra biển người đọc còn tưởng tượng ra biết bao phù sa trôi từ thượng nguồn về tạo bãi đất bồi, và cả đến bao loài thủy sản do sông ban tặng cho con người. Và còn nguồn lợi khác nữa, dọc hai bên bờ “rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận", như Xuân Diệu cũng đã được nhìn tận mắt và ghi lại:

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng diệp một màu xanh lá dước 
Đước thản cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

   Nhờ vậy mà từ chỗ “chỉ độc có một cái lán năm gian” nay đã là “Chợ Năm Căn nằm sát bến bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”. Người xưa bảo “đất lành chim đậu” là thế, với nhiều hình ảnh sinh động mà nhà văn đã miêu tả ở đoạn văn cuối bài này vẫn còn đó khung cảnh hoang dã quen thuộc “của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu”. Nhà cửa thì những túp lều lá thô sơ nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch hai tầng. Nét cổ sơ hòa cùng hiện đại hiện rõ ở chốn này. Đặc trưng của rừng và biển cũng hội tụ về đây với những đống gỗ chất caio như núi và không biết cơ man nào là cột đáy cùng các loại thuyền len kín hai bên bờ sông. Từ quang cảnh chung rộng lớn ấy của kiểu xóm chợ ven sông của vùng Bạc Liêu, Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn nhấn mạnh đến vị trí “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”đứng phô phang sự trù phú của nó trên vùng đốt cuối cùng của Tổ quốc" để giới thiệu nét sinh hoạt riêng của con người nơi đây.

   Ngôn ngữ Nam Bộ “anh chị rừng xanh, phô phang” phần nào biểu lộ sự năng động trong nhịp sống của cư dân sống chung với rừng, với biển. Cuộc sống có quá nhiều hoạt động. Nơi chốn có quá nhiều hình ảnh. Cái hay của Đoàn Giỏi là lựa chọn sản phẩm, hoạt động đặc trưng nhất để đưa vào trang văn. Hỏi rằng, than hầm nổi tiếng nhất miền Nam được sản xuất tại đâu? Câu trả lời là được sản xuất tại Năm Căn. Xóm chợ Năm Căn có đặc điểm gì nổi bật? Đó là “những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại”. Dòng văn tả cảnh ấy của Đoàn Giỏi đã đủ gợi trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc. Ai đó chưa một lần đến Cà Mau, nay được đến thì chắc phải tìm ngắm cảnh đẹp ấy về đêm, đi dạo khu phố nổi xem họ buôn bán gì.

   Nhà văn đáp ứng phần nào trí tò mò của người đọc bằng cách liệt kê những món hàng được bày bán tại những ngôi nhà bè này. Và như vậy, nhà văn đã gián tiếp giới thiệu nếp sống của cư dân vùng biển tiếp giáp với rừng, với biển để kiếm sống, ban đêm thanh thản tới khu chợ nổi để vừa thư giãn vừa mua những thứ cần dùng. Họ “có thể mua từ cây kim cuộn chỉ” đến “một món nữ trang đắt giá”. Đàn ông, thanh niên thì “bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu”. Người dân ở đây sống chung với lũ, thích nghi với biển rừng nên món ăn cũng đậm đà hương vị hoang đã, giản dị mà đậm đà.

   Đoàn Giỏi đã giới thiệu với bạn đọc “con ba càng sắc tím đỏ”, một loài còng biển lai cua bám đặc sệt quanh các gốc cây. Ba khía luộc chấm muối tiêu chanh, canh chua ba khía, ba khía xào,... và nhất là mắm ba khía. Một loài ba khía đã cho những món ăn nhanh và dự trữ lâu dài. Lại có các món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến từ thịt rừng. Họ là những ai? Họ là người dân tứ xứ. “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu, với đủ các giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc dộc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”. Không chỉ là người bản địa gốc Khơ-me, cũng không chỉ là người Việt từ các địa phương tụ về, câu văn còn cho người đọc biết Cà Mau còn có người các nước khác như người Hoa, Indonexia tới đây làm ăn, buôn bán với tâm hồn cởi mở. Sinh hoạt của cộng đồng này tạo cho Cà Mau đa diện về màu sắc và đúng nghĩa với vùng đất của anh em bốn biển tụ về. Phát biểu cảm nghĩ về Sông nước Cà Mau

III.  Với tài kết hợp văn miêu tả với tự sự, quan sát từ xa đến gần, từ tổng quát đến những chi tiết chọn lọc, Đoàn Giỏi đã phác thảo bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của cư dân “Mùi Cà Mau: mầm đất tươi non” (Xuân Diệu). Người chưa đến Cà Mau, đọc đoạn văn sẽ mơ ước được tận mắt nhìn thấy. Còn người Cà Mau đang sinh sống ở phương xa lại có dịp nhớ về và mong ngày trở lại với vùng đất biển tiếp giáp với rừng.

 

Mong rằng bài viết sông nước Cà Mau sẽ giúp các bạn hiểu thêm về con người và cảnh đẹp nơi đây!

shoppe