Đăng ký

Soạn Trong lòng mẹ Nguyên Hồng bộ Cánh Diều- Soạn văn 6 mới

Soạn Trong lòng mẹ Nguyên Hồng bộ Cánh Diều

      Trong lòng mẹ là một tác phẩm kí được viết dựa trên những ký ức thời thơ ấu của Nguyên Hồng. Bài kí kể về câu chuyện cảm động giữa cậu bé Hồng và người mẹ đã xa cách nhiều ngày. Hãy cùng CungHocVui tham khảo bài soạn Trong lòng mẹ để hiểu rõ hơn về câu chuyện nhé.

Soạn bài Trong lòng mẹ bộ Cánh Diều- CungHocVui

Soạn bài Trong lòng mẹ

Đọc hiểu văn bản: soạn Trong lòng mẹ

1. Phần 1 cho thấy hoàn cảnh của nhân vật tôi như thế nào?

-      Hoàn cảnh của nhân vật: mồ côi bố, mẹ đem theo em đi tha hương cầu thực. Gần đến ngày giỗ đầu của bố mà vẫn chưa nghe tin mẹ về. Tất cả những thông tin mà cậu biết được đều mơ hồ đến từ lời đồn đoán của những người xung quanh.

2. Phản ứng của cậu bé khi người cô kể về mẹ

-      Thoạt tiên, cậu vui mừng nghĩ đến bản thân thiếu thốn tình thương, toan nói có muốn về Thanh Hóa với mẹ.

-      Sau đó, một loạt các ý nghĩ hiện lên trong đầu cậu khi cậu nhận thấy nụ cười đầy kịch của bà cô. Cậu biết được những ý nghĩ cay độc, không mấy thiện ý mà bà cô dành cho mẹ mình. 

-      Cậu liền đáp “Không, cháu không muốn về, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”

Xem thêm:

Soạn Đồng Tháp mười mùa nước nổi bộ Cánh Diều

Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-da bộ Cánh Diều

3. Đoạn 3 kể về sự việc gì. Đây có phải nội dung chính của bài kí hay không?

- Nội dung đoạn 3: Cuộc gặp gỡ của mẹ con Hồng và những tâm tư, suy nghĩ của cậu bé

- Đây là nội dung chính của bài kí. Vì tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng về mẹ được bộc lộ rõ nhất.

4. Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

-      Tranh minh họa hình ảnh một cậu bé đang nằm vào trong lòng mẹ. Cả hai mẹ con nở nụ cười vô cùng hạnh phúc.

-      Qua đó, ta thấy một tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử, những cảm xúc không nói nên lời khi hai mẹ con gặp nhau, chỉ cần nhìn nụ cười trên môi hai nhân vật, ta có thể thấy được điều đó.

5. Tình mẫu tử được thể hiện như thế nào qua cảm xúc, cử chỉ, hành động của “tôi”?

-      Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng: 

     + Khi thấy dáng mẹ, cậu chạy theo, gọi với, trong lòng sợ đây nhỡ không phải mẹ mình thì sẽ trở thành trò hề cho chúng bạn. 

     + Khi mẹ cậu vẫy tay: cậu chạy ào tới, chân ríu lại, ôm lấy mẹ, òa lên khóc. Cảm thấy mẹ đẹp như tiên, không giống như những lời kể của bà cô. 

     + Trong lòng mẹ: Cảm thấy ấm áp, thơm tho. Không mảy may nghĩ đến câu nói cay nghiệt của bà cô nữa

6. Vì sao “câu nói ấy lại chìm ngay đi”?

-      Vì tình yêu thương và niềm hạnh phúc của cậu bé đã lấn át hết tất cả những lời cay độc của bà cô. Tình mẫu tử đã chiến thắng tất cả những lời nói của người khác về mẹ cậu bấy lâu nay

Trả lời câu hỏi trong bài Trong lòng mẹ sách Cánh Diều

Soạn bài Trong lòng mẹ bộ Cánh Diều- CungHocVui

Soạn Trong lòng mẹ

1. Nội dung chính được thể hiện là gì và ở đoạn nào?

-      Nội dung chính của văn bản kể về cuộc gặp gỡ của cậu bé Hồng và mẹ sau gần một năm xa cách. 

-      Nội dung này được tác giả thể hiện rõ nhất ở đoạn 3

2. Hình ảnh của người mẹ qua lời kể của bà cô và trong suy nghĩ, tình cảm của cậu bé Hồng như thế nào?

-      Trong lời kể của bà cô: mẹ là người bỏ cậu đi, có một gia đình khác ở Thanh Hóa

-      Trong suy nghĩ, tình cảm của cậu bé Hồng: cậu nghe tin mẹ mình làm nghề bán bóng đèn ở Thanh Hóa, vẫn nửa tin nửa ngờ về lời của bà cô. Nhưng khi cậu gặp mẹ mình và nhận được tình yêu thương của mẹ, cậu hoàn toàn không nhớ đến những lời nói của bà cô nữa. Cậu thấy mẹ mình sáng và đẹp, mùi thơm và hơi ấm từ mẹ khiến cậu sảng khoái. 

3. Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi”

-      “Tôi thở  hồng hộc… nức nở”

-      “Hay tại sự sung sướng… sung túc”

-      “Tôi ngồi trên đệm xe...thơm tho lạ thường”

=> Cậu bé là một người sống giàu cảm xúc, yêu mẹ mình và luôn khát khao được ở bên mẹ

4. Vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi kí vì:

     Đây là câu chuyện của chính tác giả Nguyên Hồng. Theo đó, Nguyên Hồng có một cuộc sống tuổi thơ không mấy êm đềm, cha và mẹ ly hôn, sống xa mẹ nhưng ông vẫn dành tình cảm thương yêu và trân trọng nhất cho mẹ mình.

Xem thêm:

Viết về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân với thầy cô, bạn bè

Nói và nghe: kể lại kỉ niệm đáng nhớ của bản thân với thầy cô, bạn bè

5. Viết 4 - 5 dòng thể hiện cảm xúc của em sau khi đọc bài kí Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

     Gợi ý: Đọc Trong lòng mẹ, chúng ta không khỏi dành những cảm xúc cho cậu bé Hồng. Nhưng đối với tôi, cảm xúc đó khá hỗn độn. Đó vừa là cảm xúc đáng thương cho cậu, khi cậu phải sống xa mẹ, mất cha, và phải chịu những lời cay nghiệt của bà cô. Đó vừa là sự ngưỡng mộ tình mẹ con đẹp đẽ và thiêng liêng của cậu với mẹ cậu. Đó cũng là sự vui mừng cho cậu khi đã được gặp lại mẹ. Nhưng rồi, tôi lại mắc kẹt với suy nghĩ, liệu những ngày hạnh phúc của cậu có kéo dài mãi mãi? Mẹ cậu có dọn về sống chung với cậu? Hay cậu sẽ bỏ hết để theo mẹ đến vùng đất Thanh Hóa? Có lẽ, chính cậu bé Hồng cũng không thể giải đáp những câu hỏi đó. 

shoppe