Nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng- ngữ văn 6 mới
Nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
Nguyên Hồng với tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu thương dạt dào, sự đồng cảm sâu sắc với những số phận đau thương đã đem những tác phẩm của mình khắc sâu vào trái tim của người đọc. Để thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về nhà văn Nguyên Hồng, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài văn mẫu “nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng” được chia sẻ qua bài viết dưới đây!
Mở bài nếu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
Nguyên Hồng là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Những câu chuyện mà ông viết lên luôn chất chứa nguồn cảm xúc dạt dào cùng thứ tình cảm lớn lao, cao đẹp. Không may mắn trải qua một tuổi thơ bất hạnh, nhưng văn Nguyên Hồng chẳng bao giờ vì thế mà mang sắc màu bi thương, tiêu cực. Trái lại, văn của ông còn là niềm thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ, là ước mơ, là nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn mà ông gửi gắm qua từng tác phẩm. Đặc biệt, “Những ngày thơ ấu” là một trong những tác phẩm nổi tiếng tái hiện lại tuổi thơ bất hạnh mà ông đã từng trải qua.
Suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
Thân bài suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng
Nguyên Hồng sinh vào tháng 11/1918 tại Nam Định. Từ bé, ông đã phải sống trong cảnh nghèo túng cùng người cha nghiện ngập. Mẹ của Nguyên Hồng là một người phụ nữ tảo tần, hiền hậu, lại giàu đức hi sinh. Nhưng bà chẳng bao giờ được che chở, bảo bọc trong vòng tay yêu thương của chồng mà luôn phải chịu đựng bao đắng cay, tủi hờn trong gia đình chồng. Là một người có tình yêu thương và nhận thức sâu sắc, Nguyên Hồng đã sớm thấu hiểu nỗi đau khổ mà mẹ gánh vác cả nửa cuộc đời.
Tuổi thơ của nhà văn Nguyên Hồng
Ở cái tuổi mà những đứa trẻ khác còn đang vô tư chơi đùa, được cha mẹ yêu thương chiều chuộng thì Nguyên Hồng đã sớm ý thức được rằng gia đình ông không hạnh phúc và ông là kết quả của một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.
Bằng tất cả những suy nghĩ non dại và vô tư nhất, Nguyên Hồng đã khắc sâu kí ức xám xịt của những năm tháng tuổi thơ trong một gia đình không trọn vẹn, không có tình yêu thương mà chỉ ngập tràn sự giả dối, tủi nhục đầy đắng cay.
Tuổi thơ ngụp lặn trong một gia đình với đầy éo le cùng xã hội mang những định kiến cổ hủ ngang trái đã được Nguyên Hồng tái hiện qua tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1938 và nhanh chóng chạm vào trái tim độc giả bởi những dòng tự truyện đong đầy nước mắt, những tâm tư, nỗi niềm thầm kín khi phải sống trong hoàn cảnh đau thương.
Liên hệ nhà văn Nguyên Hồng với cậu bé Hồng trong tác phẩm Những ngày thơ ấu
Cậu bé Hồng trong truyện ra đời là kết quả của một cuộc hôn nhân được sắp đặt và không hề hạnh phúc. Lật từng trang sách, qua từng chương văn, tuổi thơ đầy cay đắng của Hồng như một thước phim tua chậm hiển hiện ngay trước mắt người đọc. Vì người cha nghiện ngập đã ra đi mà mẹ Hồng phải bỏ con đi tha phương cầu thực, để lại một mình cậu trong gia đình giả dối, phải chịu cảnh giày vò, đay nghiến của bà cô bên nội. Niềm vui duy nhất mà ta có thể tìm thấy của Hồng chỉ là một lần được gặp lại mẹ, được thu mình trong vòng tay ấm áp của mẹ. Nhưng rồi sau đó, đời sống của cậu lại bị vùi dập bởi bức tường dày mang đầy định kiến của xã hội. Quả thật đau đớn và xót xa!
Nếu cảm nghĩ về nhà văn Nguyên Hồng tác giả của những ngày thơ ấu
Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” phải chăng vì nó là chính cuộc đời của tác giả, là chính những tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc tận sâu trong lồng ngực của ông, mà nó lại dễ dàng đi sâu vào trái tim người đọc đến thế? Để rồi ta như bật lên một tiếng thở dài đầy chua xót cho đứa trẻ ngây thơ phải chịu cảnh dày vò bởi xã hội cổ hủ, khắc nghiệt. Từ đó, cuốn sách này của Nguyên Hồng đã trở thành một tác phẩm viết về tuổi thơ, về gia đình và tầm quan trọng của tình yêu thương tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.
Thông qua “Những ngày thơ ấu”, người đọc sẽ có những cảm nhận sâu sắc nhất về nhà văn Nguyên Hồng. Ông là người có tuổi thơ bất hạnh, phải chịu đựng biết bao tủi nhục, đắng cay, nhưng hơn ai hết, ông không bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống, để rồi trở thành một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm để đời. Mặc dù những dòng tự truyện kia mang những cảm xúc thật đau thương, nhưng nó vẫn luôn chất chứa tình yêu thương dạt dào của ông dành cho những người cùng khổ. Đặc biệt, Nguyên Hồng luôn có sự đồng cảm và cảm thông sâu sắc, đồng thời gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn cho mọi nhà.
Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” phải chăng vì nó là chính cuộc đời của tác giả, là chính những tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc tận sâu trong lồng ngực của ông, mà nó lại dễ dàng đi sâu vào trái tim người đọc đến thế? Để rồi ta như bật lên một tiếng thở dài đầy chua xót cho đứa trẻ ngây thơ phải chịu cảnh dày vò bởi xã hội cổ hủ, khắc nghiệt. Từ đó, cuốn sách này của Nguyên Hồng đã trở thành một tác phẩm viết về tuổi thơ, về gia đình và tầm quan trọng của tình yêu thương tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.
Kết bài nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
Thông qua “Những ngày thơ ấu”, người đọc sẽ có những cảm nhận sâu sắc nhất về nhà văn Nguyên Hồng. Ông là người có tuổi thơ bất hạnh, phải chịu đựng biết bao tủi nhục, đắng cay, nhưng hơn ai hết, ông không bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống, để rồi trở thành một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm để đời. Mặc dù những dòng tự truyện kia mang những cảm xúc thật đau thương, nhưng nó vẫn luôn chất chứa tình yêu thương dạt dào của ông dành cho những người cùng khổ. Đặc biệt, Nguyên Hồng luôn có sự đồng cảm và cảm thông sâu sắc, đồng thời gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn cho mọi nhà.
Đó là bài văn mẫu “nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn những cảm nhận sâu sắc nhất về nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam này!