Soạn bài Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - Soạn tiếng việt lớp 4
Câu 1: Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 29) và trả lời câu hỏi*'
- Tìm các câu kể “ai thế nào?" trong đoạn văn.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu trên.
- Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?
* Gợi ý: 1. Các câu kể “ai thế nào?” có trong đoạn văn:
- Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
- Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
- Ông Ba trầm ngâm.
- Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
- Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu vừa tìm được.
- Về đêm, cảnh vât // thật im lìm
CN VN
- Sóng // thôi vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều
CN VN
- Ông Ba // trầm ngâm
CN VN
- Trái lại, ông Sáu // rất sôi nổi
CN VN
- Ông // hệt như Thần Thổ Địa của vùng này
CN VN
3. Vị ngữ trong các câu trên biểu hiện trạng thái của người hoặc vật
- Vị ngữ câu “Sóng thôi vỗ.... như hồi chiều” do cụm động từ
tạo thành.
- Các câu còn lại do tính từ hoặc cụm từ tính từ tạo thành
Câu 2:
Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 30) và trả lời câu hỏi:
a) Tìm các câu kể “Ai thế nào?”
b) Xác định vị trí của các câu trên.
c) Vị ngữ các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
* Gợi ý:
a) Các câu kể “Ai thế nào?”:
- Cánh đại bàng rất khỏe.
- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.
- Đại bàng rất ít bay.
b) Vị ngữ của các câu trên.
- Cánh đại bàng // rất khỏe.
VN
- Mỏ đại bàng // dài và rất cứng.
VN
- Đôi chân của nó // giống như cái móc hàng của cần cẩu.
VN
- Đại bàng // rất ít bay.
VN
c) Vị ngữ của các câu trên do: các cụm tính từ tạo thành.
Câu 3:
Đặt ba câu kể “Ai thế nào?” mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.
* Gợi ý: - Em có thể đặt câu như sau:
- Chậu hồng nhung trước sân nhà thật là đẹp.
- Cây mai nhà em mới đẹp làm sao!
- Hè đến, phượng đỏ rực hai bên đường.