Soạn bài Về thăm mẹ bộ Cánh Diều- Soạn văn 6 mới
Soạn bài Về thăm mẹ bộ Cánh Diều- Ngữ văn 6
Về thăm mẹ là một bài thơ cảm động mà chúng ta sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 6 mới bộ Cánh Diều. Để chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, cùng nhau soạn bài Về thăm mẹ, tìm hiểu sơ lược về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong bài nhé!
Soạn Về thăm mẹ
Đọc hiểu văn bản: soạn Về thăm mẹ
1. Từ nhan đề bài thơ “Về thăm mẹ” và hình ảnh minh họa, em nghĩ nhân vật trong tranh là ai, tâm trạng của người đó như thế nào?
- Nhan đề “Về thăm mẹ”: “về thăm” chỉ những người xa xứ, kiếm kế sinh nhai một thời gian dài ở nơi đất khách tìm về nhà để thăm gia đình. Nhan đề gợi lên một nỗi niềm mong chờ được về mái nhà, được thăm mẹ, thăm cuộc sống mà mình đã xa bấy lâu nay.
- Tranh minh họa một người con trai ngồi xổm trên thềm nhà nhìn ra sân với gà và căn chòi bếp. Dáng ngồi của anh khom xuống, ủ rũ. Ta có thể cảm nhận được người thanh niên này đang có một nỗi buồn hoặc nỗi cô đơn không nói nên lời.
- Nhan đề là Về thăm mẹ, nhưng tranh minh họa chúng ta chỉ nhìn thấy hình ảnh mảnh vườn trống. Từ đó có thể hiểu người mẹ của chàng trai rất có thể đã đi xa.
Xem thêm:
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với gia đình
2. Thể thơ, vần, nhịp, và hình ảnh thơ trongVề thăm mẹ
- Thể thơ lục bát
- Vần: Theo cấu trúc của thể thơ lục bát
+ Vần cuối của câu 6 vần với vần 6 của câu 8
+ Vần cuối của câu 8 vần với vần cuối của câu 6 tiếp theo
- Nhịp: 2/2/2 - 4/4
- Hình ảnh thơ: Bình dị, thân thuộc gắn liền với gia đình
3. Dấu ba chấm ở cuối câu có tác dụng:
- Dấu ba chấm đặt ở cuối câu nhằm kéo dài âm điệu thương nhớ của người con đối với mẹ mình
Trả lời câu hỏi soạn bài Về thăm mẹ
Soạn bài Về thăm mẹ
1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc được thể hiện như thế nào?
- Bài thơ là lời của người con trai thể hiện nỗi nhớ của mình đối với mẹ mình sau một thời gian dài trở về thăm mẹ
2. Cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã hiện lên như thế nào? Những hình ảnh đó đã giúp anh thể hiện cảm xúc như thế nào?
- “Bếp chưa lên khói”
- “Òa mưa rơi”
- “Chum tương mẹ đã đậy”
- “Nón mê”
- “Áo tơi”
- “khoác hờ người rơm”
- “Đàn gà mới nở vàng ươm”
- “Trái na cuối vụ rụng trên cành”
=> Những hình ảnh vô cùng bình dị. Có những thứ đã cũ sờn, cũng có những thứ mới mẻ. Dừng như thời gian cậu xa nhà đã lâu đến nỗi cảnh vật trở nên cũ kĩ. Nhưng người mẹ vẫn chăm sóc ngôi nhà với đàn gà vàng ươm. Và vẫn dành tình thương cho cậu bằng “trái na trên cành”.
3. Biện pháp tu từ ở khổ 2
- Nhân hóa: “Chum tương đứng - ngồi”, “Áo qua buổi cày bừa”, “lủn củn khoác người rơm”
=> Những cảnh vật như thay người mẹ gợi nhớ lại những ký ức đẹp đẽ nơi trái tim người con.
4. Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”
- Vì anh bắt gặp hình ảnh đàn gà và quả na. Dừng như mẹ luôn nghĩ đến người con khi chăm sóc đàn gà và cây na để một ngày nào đó anh về sẽ có quả ngọt dành cho anh.
5. Nhận xét cách gieo vần “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm”
- Không tuân theo quy luật thơ lục bát
- Thể hiện sự đột phá trong việc sử dụng thể thơ của tác giả đồng thời có ý nghĩa những gì thân thuộc khi xưa đã không còn như cũ khi anh rời đi quá lâu.
Soạn bài ca dao Việt Nam phần thực hành đọc hiểu bộ Cánh Diều
6. Tái hiện lại cảnh người con về thăm nhà bằng lời văn.
Gợi ý: Tôi trở về thăm nhà sau một thời gian dài ở thành thị. Về đến nhà, cảnh vật như lạ như quen. Mẹ đã đi ra đồng xa. Trong nhà chỉ còn đàn gà chạy quanh sân. Có những thứ không bao giờ mất đi. Chum tương, chiếc nón và chiếc áo mẹ mặc ra đồng, cây na trước nhà… chỉ có điều mọi thứ đã trở nên cũ kĩ. Chỉ riêng đàn gà con xinh xắn là chưa từng biết đến tôi. Chợt tôi nghe trên cây có tiếng rụng của một quả na chín quá. Miệng khẽ nở nụ cười, trong lòng lại thấy thương mẹ nhiều hơn.