Soạn Ca dao Việt Nam bài 2 thực hành đọc hiểu bộ Cánh Diều- Ngữ văn 6
Soạn Ca dao Việt Nam bài 2 bộ Cánh Diều- Ngữ văn 6
Ca dao Việt Nam là một kho tàng rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Trong chương trình ngữ văn 6 chúng ta sẽ được tìm hiểu một số câu ca dao Việt Nam hay. Cùng CungHocVui them khảo soạn bài Ca dao Việt Nam trước khi đến lớp để có cái nhìn sơ lược về kho tàng ca dao nhé!
Soạn ca dao Việt Nam
Đọc hiểu văn bản Ca dao Việt Nam
1. Thể thơ, vần, nhịp trong các bài ca dao
- Cả ba bài thơ đều được viết theo thể thơ lục bát
- Nhịp và vần tuân thủ theo các quy tắc của thơ lục bát
2. Những phép tu từ được sử dụng ở cả 3 bài ca dao:
- So sánh:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
“Như cây có cội, như sông có nguồn”
“Anh em như thể tay chân”
=> Lý do: phép so sánh là phép tu từ dễ nhận dạng. Vì ca dao, tục ngữ là những tác phẩm được sáng tác bởi nhân dân lao động nên những phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ không được nói đến. Vì vậy, để làm cho hình ảnh được dễ hình dung, gợi hình, gợi cảm, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng chính.
Xem thêm:
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với gia đình
Trả lời câu hỏi trong bài soạn ca dao Việt Nam bộ Cánh Diều
1. Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình?
- Bài ca dao 1: Ca ngợi tình nghĩa của cha mẹ. Ví công cha cao như núi, nghĩa mẹ rộng như biển để giao dục nhận thức và tình yêu của con gái đối với cha mẹ.
- Bài ca dao 2: Ca ngợi tình cảm hướng về tổ tiên, cội nguồn. Như cây có cội rễ, như sông có nguồn. Mỗi con người cũng đều được sinh ra và thừa hưởng những giá trị mà ông bà, tổ tiên để lại. Vì vậy chúng ta phải ghi nhớ công ơn cha ông.
- Bài ca dao 3: Ca ngợi tình cảm yêu thương giữa anh em trong gia đình.
2. Tác dụng của phép so sánh:
- Bài ca dao 1:
+ Thực ra công lao của cha mẹ không thể đong đếm được.
+ Nhưng ở đây ví công lao cha mẹ như núi cao vời vợi, như nước biển mênh mông. Nhằm nâng cao, cụ thể hóa và nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ. Từ đó giáo dục lòng hiếu thảo
- Bài ca dao 2:
+ So sánh cuộc đời con người cũng như cây, như sông đều có cội nguồn.
+ Nhằm cụ thể hóa hình ảnh so sánh đồng thời giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
- Bài ca dao 3:
+ “Anh em như thể tay chân”, tay chân không thể tách rời khỏi cơ thể, cũng giống như anh em trong nhà không thể sống tách biệt với nhau.
+ Giáo dục tình cảm đùm bọc lẫn nhau.
Câu hỏi thứ 3 trong bài soạn Ca Dao Việt Nam
Em thích bài ca dao số 1 vì nó thể hiện tình cảm thiêng liêng nhất, tình cha con - mẹ con. Tình cảm ấy cao và rộng đến nỗi không thể với tới, không thể đong đầy. Bài ca dao cũng tác động đến cảm xúc của người con một cách rất sâu sắc. Vì thế em nghĩ, đây là bài ca dao có sức răn dạy cao nhất.
4. Vẽ minh họa cho bức tranh của bài ca dao thứ 1:
Em sẽ vẽ hình ảnh cha mẹ đã già đi với những nếp nhăn trên gương mặt. Nếp nhăn là bằng chứng rõ nhất của thời gian và sự dãi dầu mà cha mẹ đã phải hy sinh để cho con cái một cuộc sống tốt đẹp