Soạn bài Từ đồng âm
I. THỂ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?
Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau. Nghĩa của các từ lồng có liên quan gì đến nhau không?
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Trả lời:
a) Giải thích nghĩa của từ lồng:
- Câu 1: lồng: hăng lên chạy càn, nhảy càn
- Câu 2: lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.
b) Các từ lồng trên nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.
Ghi nhớ:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM
1. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên?
Trả lời:
Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.
2. Câu "Đem cái về kho" nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
Trả lời:
Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:
a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.
b) Kho với nghĩa là cái kho (để chứa cá)
Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ
Ví dụ:
a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).
b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).
3. Để tránh những hiều lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
Trả lời:
Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp.
Ghi nhớ:
Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
III. LUYỆN TẬP
1. Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
Trả lời:
- Thu:
+ Thu 1 : danh từ, mùa thu ⟶ chỉ một mùa trong năm.
+ Thu 2 : động từ, thu tiền ⟶ chỉ hành động.
- Cao :
+ Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.
+ Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).
- Ba :
+ Ba 1 : số từ, ba lớp tranh.
+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).
- Tranh:
+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).
+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).
- Sang:
+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).
+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).
- Nam:
+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)
+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)
- Sức:
+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)
+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).
- Nhè:
+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác
+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra
- Tuốt:
+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa
+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)
- Môi:
+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)
+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)
2.
a. Tìm các nghĩa khác với danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
Trả lời:
a - Danh từ cổ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau như :
- chỉ bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.
- chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ
- chỉ bộ phận của một vật giống hình cái cổ nối liền thân với miệng (cổ chai, cổ lọ).
Tất cả các nghĩa trên của từ cổ có nét chung về nghĩa: đều là bộ phận nối liền đầu với thân.
b - Từ đồng âm với danh từ cổ:cổ đại
- Cổ đại: chỉ một thời đại xa xưa trong lịch sử.
3. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau.
bàn (danh từ) – bàn (động từ)
sâu (danh từ) – sâu (động từ)
năm (danh từ) – năm (động từ)
Trả lời:
- Hai anh em ngồi vào bàn, bàn bạc mãi mới ra vấn đề.
- Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.
- Năm nay, năm anh em đều làm ăn khá giả cả.
4. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân biệt rõ phải trái.
Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đến cho anh ta cò.”
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
Trả lời:
Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. (vạc, đồng).
Nếu là viên quan xử kiện, em đặt lại hoàn cảnh giao tiếp ban đầu của anh chàng và người hàng xóm: mượn vạc để làm gì?