Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ
Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tính từ trong câu:
a. bé, oai.
b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một số tính từ khác: nóng nảy, nết na, thùy mị, nhẹ, êm đềm, vang, chói, xấu, đẹp, ác, tươi tắn,...
- Ý nghĩa khái quát: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): So sánh động từ với tính từ:
- Khả năng kết hợp: tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,... nhưng khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. Còn động từ có thể kết hợp với các từ đã nêu.
- Tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu, còn động từ thường chỉ có thể làm vị ngữ.
Câu 1 + 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ rất, hơi, quá… như bé, oai.
- Các từ vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ.
→ Vì bé, oai là các tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ tuyệt đối.
Phần trước | Trung tâm | Phần sau |
---|---|---|
vốn đã rất | yên tĩnh | |
nhỏ | lại | |
sáng | vằng vặc ở trên không |
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Từ ngữ có thể làm phụ trước: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ,...), sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng,...), mức độ (rất, lắm, quá,...), khẳng định hay phủ định.
- Từ ngữ có thể làm phụ sau: biểu thị vị trí (này, kia, nọ, ấy,...), sự so sánh (như...), mức độ (lắm, quá,...), phạm vi hay nguyên nhân...
Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Các cụm tính từ:
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càn
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
đ. tun tủn như cái chổi sể cùn
Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các phụ ngữ ở trên bổ sung ý nghĩa so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.
- Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi. Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.
Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: gợn sóng → nổi sóng → sóng dữ dội → mù mịt → dông tố
- Ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.
Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự thay đổi các tính từ chỉ rõ sự thay đổi trong cuộc sống. Tính chất vòng tròn của các sự vật “không → có → không” cho thấy cái nghèo khổ đi và trở lại cuộc sống vợ chồng ông lão.