Đăng ký

Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (Siêu ngắn)

1,040 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Trong hai câu ca dao, các từ thuyền, bến, cây đa, con đò,…không chỉ mang nghĩa gọi tên sự vật tồn tại trong hiện thực mà con mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

   + Thuyền, con đò: tượng trưng cho hình ảnh người ra đi.

   + Bến, cây đa: tượng trưng cho hình ảnh người ở lại.

b.

- Về ý nghĩa hiện thực: các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau.

- Về ý nghĩa biểu trưng: các hình ảnh này đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi – kẻ ở, liên tưởng đến những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau.

=>Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn thủy chung, son sắt. Câu (2) là lời than tiếc vì lỗi hẹn.

Câu 2 (trang 135 - 136 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Hình ảnh ẩn dụ Ý nghĩa
(1) Lửa lựu Vẻ đẹp rực rỡ của cây lựu, sức sống mãnh liệt của mùa hè
(2)

-Làm thành người

-Thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn…co rúm lại.

-Là quá trình nên người để nhận biết đúng đắn về cuộc sống

-Phê phán thứ văn nghệ xa rời thực tế, nghèo nàn, thiếu sáng tạo

(3) Giọt long lanh -Giọt âm thanh tiếng chim (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) báo hiệu mùa xuân về
(4)

-Thác

-chiếc thuyền

-Chỉ những khó khăn, vất vả, thử thách

-Con đường cách mạng – con đường của cả nước non mình.

(5)

-Phù du

-Phù sa

-Cuộc đời nổi trôi, ngắn ngủi, tạm bợ.

-Cuộc sống sung sướng, hạnh phúc.

-Làm thành người

-Thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn…co rúm lại.

-Là quá trình nên người để nhận biết đúng đắn về cuộc sống

-Phê phán thứ văn nghệ xa rời thực tế, nghèo nàn, thiếu sáng tạo

-Thác

-chiếc thuyền

-Chỉ những khó khăn, vất vả, thử thách

-Con đường cách mạng – con đường của cả nước non mình.

-Phù du

-Phù sa

-Cuộc đời nổi trôi, ngắn ngủi, tạm bợ.

-Cuộc sống sung sướng, hạnh phúc.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Cô ấy có vẻ đẹp thật là mặt hoa, da phấn.

- Anh ấy luôn là người đứng mũi chịu sào.

Câu 1 (trang 136 - 137 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a.

- Hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng”: chỉ người con gái trẻ, đẹp.

- Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều.

- Áo nâu: chỉ người lao động nông thôn.

- Áo xanh: chỉ người công nhân ở thành thị.

b. Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng.

- Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể.

- Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a.

- Hình ảnh hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông.

- Hình ảnh ẩn dụ: cau – trầu: chỉ tình cảm những người đang yêu.

=>Hai câu thơ là lời tỏ tình thú vị.

b. Liên tưởng về nỗi nhớ người yêu trong câu ca dao “Thuyền ơi…” có phần truyền thống, motip còn liên tưởng về nỗi nhớ trong thơ Nguyễn Bính có phần mới mẻ diễn tả trạng thái mơ hồ, lấp lửng.

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Ví dụ :

- Nhà có mỗi bốn miệng ăn, vậy mà vợ chồng nó lúc nào cũng ngược xuôi vất vả.

- Người ta bốn chục tuổi đầu đã có nhà cao cửa rộng. Đằng này đã ngoài bốn chục mà nó cứ vẫn nhởn nhơ phè phỡn như không. Sáng sáng, nó ngủ dậy, phi xe ra ngoài phố, ăn bát phở mà có khi đến tận mười giờ. Ăn xong lại rong ruổi đi các phố. Người ta bảo nó là một tay chơi…Khổ thân nhất là bà già nhà nó. Lá vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng lưng quẩy gánh hàng ngày kiếm vài ba chục để nuôi kẻ đầu xanh.

shoppe