Đăng ký

Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo - siêu ngắn)

575 từ Soạn bài

1.Trạng ngữ trong câu

a.– Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

-Thường thường vào khoảng đó

-Sáng

-ở trên trời

-trên giàn hoa lí

-chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b.về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

2.Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

1.Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2.Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

Bài 1 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):

CâuTrạng ngữCông dụng
aKết hợp những bài này lạiBổ sung ý nghĩa cho câu về cách thức
ở loài bài thứ nhấtBổ sung ý nghĩa cho câu về không gian nơi chốn
ở loại bài thứ hai
bLần đầu tiên chập chững bước điBổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian
Lần đầu tiên tập bơi
Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn
Lúc còn học phổ thông
Về môn hóaBổ sung ý nghĩa cho câu về phương diện

Bài 2 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêngTác dụng
Năm 72Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật đồng thời bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện
Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt bồn chồnLàm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh thông tin hoàn cảnh cho thấy sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt bồn chồn bên tai